Đầu tư PPP: Nhiều cam kết không thực hiện, nhà đầu tư đối mặt nguy cơ vào nhóm nợ xấu

Thứ ba, 08/09/2020 21:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà đầu tư PPP cho rằng, tình trạng chưa được bố trí giải ngân như cam kết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như đẩy nhà đầu tư đứng trước nguy cơ bị ngân hàng đưa vào nhóm nợ xấu.

Ngày 8/9/2020, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) tổ chức tọa đàm “Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư”. Chương trình toạ đàm được thực hiện trực tuyến tại 2 đầu cầu Hà Nội và TP HCM.

Toàn cảnh buổi Toạ đàm.

Toàn cảnh buổi Toạ đàm.

Phát biểu tại Toạ đàm, PGS. TS Trần Chủng - Chủ tịch VARSI thông tin, thời gian qua Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm đẩy mạng xã hội hoá để phát huy tiềm năng, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế, xã hội trong đó phát triển hạ tầng giao thông là một điển hình.

Theo đó, ngày 18/6/2020 Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021. Luật PPP ra đời được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên thực tiễn trong quá trình triển khai dự án từ trước đến nay cho thấy đã phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc.

Không thực hiện cam kết theo hợp đồng

Tạo buổi tọa đàm, nhiều doanh nghiệp đã nêu một số khó khăn trong đó có vấn đề về sự bình đẳng giữa nhà nước và nhà đầu tư, khi nhiều cam kết trong hợp đồng không được phía cơ quan nhà nước thực hiện.

Quy định pháp luật trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP đặt quan hệ giữa nhà nước và nhà đầu tư bình đẳng, hài hoà lợi ích các bên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều chính sách bất cập. Trong khi cơ quan nhà nước yêu cầu Nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết (về chất lượng, tiến độ,...), thực hiện các bảo lãnh (tạm ứng, thực hiện hợp đồng,...), nếu nhà đầu tư (bên Tư) không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý vi phạm nhưng ở chiều ngược lại, cơ quan nhà nước (bên Công) trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không bị xử lý vì không có chế tài.

Nêu cụ thể, ông Phan Văn Thắng - PCT HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, chẳng hạn với dự án hầm Đèo Cả phần vốn ngân sách nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng tuy nhiên đến nay mới giải ngân 3.868 tỷ đồng vốn NSNN, còn 1.180 tỷ đồng chưa được bố trí giải ngân như cam kết.

Đây chính là ngọn nguồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh lãi vay tín dụng trong quá trình thực hiện dự án, ảnh hưởng đến phương án tài chính tổng thể của dự án.

Và mặc dù nhà đầu tư PPP, ngân hàng cho vay tín dụng đã có nhiều văn bản kiến nghị các Bộ, ngành, Chính phủ, nhưng đến nay sau gần 3 năm vẫn chưa được giải quyết...

Do đó, hiện nay dự án thiếu hụt nguồn vốn, sụt giảm doanh thu thu phí, dòng tiền thu phí không đủ trả lãi và trả gốc vay ngân hàng, gây rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng tín dụng.

Ộng Phan Văn Thắng- Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả nêu ý kiến tại buổi tọa đàm.

Ộng Phan Văn Thắng- Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả nêu ý kiến tại buổi tọa đàm.

Nhà đầu tư đứng trước nguy cơ vào nhóm nợ xấu

Ông Đinh Văn Tiếp - Giám đốc công ty CP Đầu tư Phương Nam cho rằng, hiện các hợp đồng PPP chưa được giải quyết thấu đáo, khiến các ngân hàng đang ngấp nghé đưa các nhà đầu tư PPP vào nhóm nợ xấu.

Theo ông Tiếp, việc dẫn đến nợ xấu không thể hiện ý chí của nhà đầu tư mà là do cơ quan nhà nước, khi những cam kết trong hợp đồng không được thực hiện. Các nhà đầu tư PPP đang thực hiện các dự án của nhà nước nhưng hậu quả cuối cùng lại mỗi nhà đầu tư gánh chịu.

Do đó, đại diện doanh nghiệp này kiến nghị, các cơ quan chức năng, Chính phủ có giải pháp bằng văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sát sao vấn đề nêu trên, tránh ảnh hưởng đến tương lai nhà đầu tư PPP.

Đại diện Tập đoàn Cienco4 cho biết, hiện nay nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán xong, nan giải nhất là hợp đồng dự án BOT Bờ Đậu  Dự án Thái Nguyên - Chợ Mới hay Trạm thu phí đường tránh Thanh Hóa….các nhà đầu tư vẫn đau đáu chờ đợi ngày được thu phí hoàn vốn.

Còn theo ông Lưu Quốc Khánh - Phó Giám đốc Công ty TNHH BOT Phú Hà, lãi suất trong thời gian xây dựng có sự chênh lệch cực kỳ lớn trong khi "chế độ" từ Bộ tài chính không quan tâm dự án cũ...

Riêng với BOT cầu Bạch Đằng tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, cơ cấu lưu lượng xe không đúng dự án dẫn đến doanh nghiệp dự án đứng trước nguy cơ nhảy nhóm nợ...

Ông Văn Thành Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng tại buổi tọa đàm.

Ông Văn Thành Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng tại buổi tọa đàm.

Theo ông Văn Thành Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng, trạm BOT cầu Bạch Đằng thu phí từ tháng 10/2018, nhưng tới nay mới đạt 30% doanh thu so với phương án tài chính ban đầu. Lưu lượng xe dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) đã được UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng, nhưng thực tế lưu lượng hiện chỉ xấp xỉ 40%.

Hợp đồng BOT có rất nhiều điều khoản mở để 2 bên đàm phán, do đó phía Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng đã đưa ra bàn nhiều lần.Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

Ông Tâm đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp theo 3 phương án, trong đó: bằng nguồn ngân sách để bù cho phần âm lãi vay vì không đủ doanh thu trả lãi; nhà nước mua lại dự án hoặc chia sẻ rủi ro.

PGS. TS Trần Chủng - Chủ tịch Varsi ghi nhận các khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải và sẽ sớm có kiến nghị đến Chính phủ, các cơ quan nhà nước.

PGS. TS Trần Chủng - Chủ tịch Varsi ghi nhận các khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải và sẽ sớm có kiến nghị đến Chính phủ, các cơ quan nhà nước.

Trước thực trạng này, Chủ tịch Varsi kiến nghị Chính phủ xây dựng Nghị định thông tư hướng dẫn Luật PPP, trong đó làm rõ quy định về chia sẻ rủi ro cho dự án đã và đang thực hiện. Đồng thời tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại của dự án PPP, trong đó tập trung thực hiện đúng cam kết của cơ quan nhà nước, đảm bảo các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư...

Với tư cách là Trưởng phòng Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCCI) - ông Phạm Thái Lai cho rằng, để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư tại các dự án PPP, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý, có cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Qua đó, tạo niềm tin của nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các dự án PPP. Bên cạnh đó, cần sớm giải quyết những vướng mắc khó khăn còn tồn tại cho các nhà đầu tư.

Ngọc An

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp