Đầu tư vào nông nghiệp: Cần tạo thêm môi trường cho doanh nghiệp

Thứ tư, 10/10/2018 08:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện theo thống kê, cả nước có khoảng hơn 600.000 DN, song chỉ có khoảng 49.600 DN đầu tư vào nông nghiệp, tương đương 8% tổng số DN đang hoạt động trên cả nước. Giới chuyên gia nhận định, với một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp làm trụ đỡ như Việt Nam, với 70% số dân làm nông nghiệp, đây là một con số khá khiêm tốn.

Vẫn còn rào cản

Báo Công luận
 

Cần tạo thêm điều kiện hơn nữa để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp (Ảnh TL)

 

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cả nước có khoảng hơn 49.600 DN đầu tư vào nông nghiệp. Số DN trực tiếp sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 1% tổng số DN với số lượng 7.600 DN; còn lại  là các DN trong chuỗi các ngành liên quan đến nông nghiệp như chế biến hàng; cung cấp nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp dịch vụ thương mại...

Nêu ra nguyên nhân của thực trạng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, do DN còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất, khó tiếp cận tín dụng, thị trường tiêu thụ không bền vững, lĩnh vực nông nghiệp đối diện nhiều rủi ro...

Nhiều DN cho biết, khi họ có ý định đổ vốn vào sản xuất nông nghiệp, họ rất ngại khi nhìn thấy ở phía trước  hàng “mớ” thủ tục, thời gian để thực hiện mục tiêu của mình.

Không ít DN trong lĩnh vực chăn nuôi cho rằng, từ khâu xin giấy phép xây dựng trang trại cho đến lúc được chấp thuận phải mất đến hàng tháng trời. Sau khi có được giấy phép xây dựng, họ lại mất thêm thời gian chờ làm thủ tục về đất đai, rồi chi phí đi lại, mất rất nhiều thời gian, tiền bạc.

Với lĩnh vực trồng rau củ quả cũng không ít DN gặp những khó khăn tương tự khi tiếp cận các thủ tục về vốn, đất đai. Theo chia sẻ của một số DN thuộc lĩnh vực này, đầu tư vào nông nghiệp là sẽ đối diện nhiều rủi ro, khi mà năng suất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, đất đai.

Khi DN muốn đầu tư vào lĩnh vực rau củ quả, muốn đầu tư phải tự nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm. Trong các khâu sản xuất, tiêu thụ, DN đều phải tự liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm, trong khi các chính sách hỗ trợ cho DN đầu tư vào nông nghiệp chưa nhiều.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, ngành nông nghiệp muốn bứt phá, trở thành trụ đỡ vững chắc, không thể tách rời DN. Do đó, phải thu hút bằng được DN vào đầu tư. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trên thực tế cho thấy, vẫn còn những rào cản khiến DN e ngại.

Cần cải thiện môi trường kinh doanh

Báo Công luận
 

Nông nghiệp muốn bứt phá không thể tách rời DN (Ảnh TL)

 

Để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Nguyễn Chí Dũng đã hơn một lần nêu lên quan điểm rằng, cần cắt giảm 40- 50% thủ tục hành chính hiện hành, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển DN một cách nghiêm túc và thực chất.

Bên cạnh đó, cũng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nên rà soát, tránh chồng chéo trong quản lý, kiểm tra, không để tình trạng một mặt hàng phải chịu sự quản lý của quá nhiều đơn vị…

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thu hút DN vào ngành nông nghiệp đã khó, giữ chân DN còn khó hơn.

“Để giữ được DN cũng như khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực này, trước hết phải tập trung cải cách hành chính. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước phải xác định đồng hành với DN, để khó ở đâu cùng gỡ ở đó, nhất là vấn đề thị trường” - ông Cung nhấn mạnh. 

Nêu lên thực tế của ngành nông nghiệp thời gian qua, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, với hàng loạt những yếu tố không thuận lợi như khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ… như hiện nay, rõ ràng đầu tư vào nông nghiệp lợi nhuận thấp, rủi ro cao, đó là lý do để các DN không muốn đầu tư vào nông nghiệp.

Ông Sơn dẫn chứng: “Chúng ta thử  hình dung những DN chế biến, sản xuất nông sản làm sao họ có thể có lợi nhuận cao khi tình trạng cắt điện vẫn thường xuyên diễn ra ở nông thôn. Hay một  DN mua nông sản bán vật tư nếu cứ gặp khó khăn về giao thông như chúng ta đang chứng kiến cảnh đường sá tắc nghẽn, lầy lội… thì họ chỉ có thua lỗ”.

Chúng ta đầu tư rất nhiều sân bay nhưng đường bộ lại rất kém. Đặc biệt ở những vùng nông sản chiến lược như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, không hề  có đường sắt, đường cao tốc… Những cản trở đó quá lớn khiến DN không thể tự vượt qua được để đầu tư vào nông nghiệp” - ông Sơn phân tích thêm.

Duy Hưng

Tin khác

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp