Dạy học trực tuyến được thay thế một phần dạy học trực tiếp!

Thứ ba, 11/08/2020 20:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ GD&ĐT xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến được trường vì những lí do khách quan.

Ngày 11/8, Bộ Giáo dục và Đào (GD&ĐT) tạo đăng mạng lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Dự thảo được xây dựng trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đang ngày một chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Dạy học trực tuyến sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới (ảnh nguồn internet).

Dạy học trực tuyến sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới (ảnh nguồn internet).

Khi Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc ban hành Thông tư công nhận phương thức dạy học trực tuyến và quy định việc quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên càng có ý nghĩa đặc biệt.

Dạy học trực tuyến mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Thái Văn Tài, khi xây dựng Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến được trường vì những lí do khách quan.

Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.

Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học tập.

Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Như vậy, dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như: “Tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Đây cũng là 4 trong số 10 năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đặt mục tiêu hình thành và phát triển cho người học.

Không tạo áp lực đối với giáo viên và học sinh khi dạy học trực tuyến

Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT đặt nguyên tắc đối với việc dạy học trực tuyến là phải “đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định;

phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh”. Đặc biệt, “không tạo ra áp lực đối với giáo viên và học sinh” trong việc tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến.

Việc công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh và theo các quy định của Bộ GDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh.

Dự thảo Thông tư quy định việc Đánh giá và xét, công nhận kết quả học tập trực tuyến đã nêu rõ: Đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến;

Đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh được thực hiện tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định.

Điều này có nghĩa, việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh dù học theo phương thức trực tuyến hay trực tiếp đều có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến.

Tuy nhiên đánh giá định kỳ buộc phải thực hiện bằng hình thức trực tiếp và tập trung tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Việc xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp.

Ba hình thức tổ chức dạy học trực tuyến 

Dự thảo Thông tư của Bộ GDĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến.

Thứ nhất là hình thức Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.

Hình thức thứ hai là Dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Lúc này, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.

Hình thức thứ ba là Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.

Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.

Các nội dung khác về: tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến; quản lý và lưu trữ hồ sơ; hạ tầng kỹ thuật và học liệu dạy học;

Quyền và nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, học sinh; trách nhiệm của Sở/Phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục phổ thông trong việc tổ chức dạy học trực tuyến… cũng được quy định rõ trong dự thảo Thông tư.

Trong đó đáng chú ý là quy định giáo viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến và thực hiện được việc dạy học trực tuyến. Tổ chức hoạt động này thuộc trách nhiệm của Sở/Phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục phổ thông.

Căn cứ Thông tư của Bộ GD&ĐT, cơ sở giáo dục phổ thông sẽ xây dựng nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở mình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của hoạt động dạy học trực tuyến để đảm bảo chất lượng dạy học.

Những quy định liên quan đến dạy học trực tuyến, kế hoạch giáo dục, điều kiện đảm bảo việc dạy học trực tuyến phải được cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai.

Thời gian nhận ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên 02 tháng, tính từ từ ngày11/8/2020 đến hết ngày 11/10/2020.

Trinh Phúc

Tin khác

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

(CLO) Theo đề thi minh họa môn Toán, kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước, do đó học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài tránh sai sót.

Giáo dục
Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

(CLO) Theo chuyên gia, không khó để học sinh đạt điểm 8 môn Ngữ văn, kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Giáo dục
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

(CLO) Mới đây, Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 đã được phát động với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Giáo dục
Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

(CLO) Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 sẽ diễn ra vào tối ngày 4/5 tới. Đêm thi hứa hẹn sẽ mang tới những tiết mục hấp dẫn, gay cấn và tìm ra chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị Quán quân.

Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

(CLO) Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 63 Sở GD&ĐT.

Giáo dục