Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá tới người dân tộc

Thứ ba, 26/12/2017 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tuyên truyền, phòng chống tác hại của thuốc lá rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy công tác tuyên truyền này vẫn gặp nhiều khó khăn do đồng bào sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, song cũng đã có được những kết quả đáng ghi nhận.

Những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện công tác phòng chống tác hại thuốc lá. Điển hình như đầu tháng 3/2017, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức tập huấn Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn. Tham dự có hơn 120 đại biểu là cán bộ làm công tác dân tộc tỉnh, phòng dân tộc các huyện, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tại lớp tập huấn, ông Nguyễn Cao Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phòng chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Theo ông Thịnh, trong những năm gần đây, công tác này đã được Ủy ban Dân tộc đặc biệt chú trọng triển khai, song hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức vẫn gặp nhiều khó khăn do đồng bào sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa. Thông qua lớp tập huấn, các đại biểu có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đưa Luật PCTHTL đi vào cuộc sống của người dân.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe một số nội dung cơ bản của Luật PCTHTL như: Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và thực trạng triển khai; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; tác hại của thuốc lá,…

Báo Công luận
Ảnh minh họa 
Ngoài việc tăng cường tập huấn, truyền thông, thời gian qua, Ủy ban Dân tộc cũng đã chú trọng hơn tới việc xây dựng bản làng không khói thuốc. Theo đó, khuyến khích các địa phương chủ động phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín nhằm truyền thông về việc xây dựng bản làng không khói thuốc. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường bản làng không khói thuốc cũng được xây dựng, dù rằng việc xây dựng môi trường không khói thuốc ở các làng bản xa xôi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn hơn rất nhiều so với những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển.

Ở bản Cu Pua, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị trước đây hầu như toàn thể đàn ông hút thuốc, còn phụ nữ cứ 10 người thì 9 người hút thuốc. Giờ đây, nhờ có các hoạt động tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, người dân đã có sự thay đổi nhận thức và hành động. Đến nay, gần như 100% dân bản Cu Pua đã nói không với thuốc lá.

Còn ở làng Sùng A Giáo, ở bản Nà Ón, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa trước đây có nhiều người hút thuốc lào (do người dân tự trồng cây thuốc để hút). Đến nay cả làng không còn ai hút thuốc lào nữa.

Có thể nói, những nỗ lực tuyên truyền, phòng chống tác hại của thuốc lá đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã có những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tộc thiểu số ở miền núi.

Nguyễn Minh Tuấn

 

Tin khác

Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng ngày 4/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức lễ gắn biển công trình “Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (19/5/1890-19/5/2024), tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải.

Sức khỏe
Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

(CLO) Theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, đặc biệt là các ca đang điều trị hồi sức tích cực, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.

Sức khỏe
Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe