Đẩy mạnh xã hội hóa thi hành án dân sự và hoạt động bổ trợ tư pháp

Thứ ba, 18/01/2022 07:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, cải cách tư pháp tiếp tục hướng vào trọng tâm là tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa thi hành án dân sự và hoạt động bổ trợ tư pháp; phát huy vai trò của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Tại Hội thảo quốc gia với chủ đề “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045'', diễn ra ngày 17/1, các chuyên gia nhấn mạnh, mục tiêu cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam xác định, cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, phải xây dựng nền tư pháp độc lập, vô tư, khách quan và công bằng; trong sạch, dân chủ, hiện đại, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước…

day manh xa hoi hoa thi hanh an dan su va hoat dong bo tro tu phap hinh 1

Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp cho rằng, hệ quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm một số nội dung trọng tâm là:

Thứ nhất, cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thứ 2, cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính.

Thứ 3, cải cách tư pháp trên cơ sở xác định tư pháp là xét xử, cơ quan tư pháp là tòa án, được giao đủ thẩm quyền để xử lý, pháp quyết bằng thủ tục tư pháp công khai đối với mọi vi phạm pháp luật, mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, thi hành án và các thiết chế bổ trợ tư pháp là các cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp, phải được đổi mới đồng bộ với hệ thống tòa án, phục vụ đầy đủ, kịp thời hoạt động xét xử của tòa án.

Thứ 4, cải cách tư pháp trên cơ sở củng cố, phát triển và bảo đảm trên thực tế các nguyên tắc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, các nguyên tắc đặc trưng trong tổ chức và hoạt động tố tụng tư pháp.

Thứ 5, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân. Cuối cùng, cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, cải cách tư pháp trong giai đoạn tới cần được tiếp tục tiến hành mạnh mẽ, toàn diện và triệt để hơn.

Phương hướng cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 là: cải cách tư pháp tiếp tục hướng vào trọng tâm là tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; xác định rõ mô hình cơ quan công tố và cơ quan điều tra; đẩy mạnh xã hội hóa thi hành án dân sự và hoạt động bổ trợ tư pháp; bảo đảm liêm chính tư pháp; phát huy vai trò của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

N.H

Bình Luận

Tin khác

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

(CLO) Chiều 5/5, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)”.

Tin tức
5 cụm 'từ khóa' phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò 'Thành đồng Tổ quốc'

5 cụm "từ khóa" phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò "Thành đồng Tổ quốc"

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đồng Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”.

Tin tức
Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

(CLO) Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 379/QĐ-TTg công nhận TP Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính), tỉnh Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức