ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Mong có nền giáo dục “không nói dối”

Thứ năm, 09/07/2020 17:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Giấu dốt, ngại tranh luận phát biểu theo cách gọi của ngành Y chúng tôi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tụt hậu, làm chậm sự phát triển của tự nhiên”.

Sự kiện: Mông Cổ

Vừa qua, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đã viết suy nghĩ của mình bày tỏ quan điểm về triết lý giáo dục trên trang cá nhân đã nhận được sự chú ý của nhiều phụ huynh, học sinh và dư luận xã hội.

Trong bài viết đó ông Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh đến triết lý giáo dục trong giai đoạn bản lề hiện nay đó là một nền giáo dục: “KHÔNG NÓI DỐI”. Triết lý đó được ông rút ra từ thực tiễn công tác và những trải nghiệm của ông trong công việc.

Mở đầu cho đề xuất của mình được ông Nguyễn Lân Hiếu dẫn dắt từ câu chuyện về chuyến đi công tác lên Tây Bắc của ông. Ở đó, ông chứng kiến một vấn đề đó là “lời nói thật” rất khó để được nói ra.

Cùng với đó là những thói quen “giấu dốt” đang kìm hãm sự phát triển nghề Y.

Từ những câu chuyện đơn giản nhưng thực tế cùng với những trải nghiệm trong cuộc sống, trên nghị trường khi ông là một đại biểu Quốc hội chính là động lực để ông bày tỏ quan điểm của mình về triết lý giáo dục cho Việt Nam giai đoạn hiện tại.

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu:

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: "Khi trẻ con không bị nghe nói dối, các con sẽ ngây thơ hồn nhiên dạy lại chúng ta những đạo lý làm người" - ảnh quochoi.vn

Sau đây là câu chuyện của Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu: “Tôi vừa có chuyến đi công tác ở tỉnh miền núi phía Bắc.

Sự đón tiếp của những người dân và cán bộ y tế làm tôi rất cảm động. Họ rất cần giúp đỡ và cách giúp đỡ tích cực nhất đó chính là phải thực sự hiểu họ.

Nếu nhìn vào những con đường 8 làn xe chạy vào trung tâm thành phố, nhìn vào bệnh viện Tỉnh mới xây trên 10 héc -ta hoành tráng... chúng ta thấy sự đầu tư nguồn lực quốc gia để không để một tỉnh nghèo với đại bộ phận là người dân tộc thiểu số tụt lại phía sau.

Nhưng nếu không hiểu những khó khăn thường nhật mọi công sức của chúng ta sẽ có nguy cơ thất bại chẳng khác gì người nông dân được trao máy cầy, máy xúc nhưng không có đầu ra cho nông phẩm thì chẳng thể thoát nghèo.

Lấy ví dụ thật đơn giản, trong số hơn chục bệnh viện trên địa bàn chỉ có 3 bệnh viện được lắp hệ thống oxy trung tâm, còn lại đều phải sử dụng oxy "bình".

Nếu ai đã từng đưa người nhà đi cấp cứu bệnh viện ở những năm 90 chắc không thể quên được cảnh mấy cô y tá bé tí tẹo bặm môi mím lợi vần "bom" oxy to đùng mà mỗi khi đang dùng bị hết làm cuống cả khoa.

Vẫn có những bệnh viện miền núi phải sử dụng bình làm giàu oxy của Trung Quốc, thậm chí cắm luôn dây vào máy thở khi hãng cung cấp chưa kịp mang bình oxy lên.

Mà nếu đi sâu tìm hiểu mới vỡ lẽ họ chẳng mặn mà gì khi vận chuyển bình oxy với đủ các giấy phép to, nhỏ lên miền núi.

Lãi chẳng được bao nhiêu mà chịu đủ điều trách nhiệm. Những việc tưởng như rất nhỏ nhưng nếu chúng ta cứ "tặc lưỡi" thì mọi việc vẫn sẽ như xưa.

Ấy vậy trong buổi họp với giám đốc sở y tế, tôi phải dùng mọi cách để không khí thật cởi mở, cậu phó giám đốc bệnh viện huyện trẻ nhất mới rụt rè thổ lộ khó khăn ấy.

Các vị trưởng khoa của bệnh viện Tỉnh cũng vậy, bao khó khăn khúc mắc nhưng chỉ khi gặng hỏi mới tuôn ra ầm ầm.

Những dòng viết đầu cảm xúc của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (ảnh chụp màn hình).

Những dòng viết đầu cảm xúc của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (ảnh chụp màn hình).

Chương trình khám chữa bệnh từ xa (telehealth) với các điều kiện tối thiểu để tham gia, được sự ủng hộ nhiệt tình của sở y tế và lãnh đạo tỉnh vậy nhưng chỉ 3 trên 12 bệnh viện huyện tham gia.

Lý do cũng hết sức giản đơn, các bác sĩ ngại nói ra những khiếm khuyết của mình, ngại ngợp trước các kiến thức mà họ chưa được tiếp cận.

Tôi chẳng biết giải thích thế nào chỉ đề nghị các đồng nghiệp vào xem lại những buổi telehealth trên fan page, các bạn sẽ hiểu chúng tôi chỉ giúp và chia sẻ khó khăn của các ban, người dân sẽ hiểu và thông cảm với kiến thức chưa được cập nhật và phương tiện vô cùng khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Tất cả sẽ yêu quý nếu các bạn nói ra những hạn chế ấy và với mục đích cuối cùng là người bệnh sẽ tốt hơn. Một điều tưởng đơn giản nhưng không hiểu sao quá khó khăn.

Phải chăng đây là hệ quả của quá trình giáo dục mà không nhấn mạnh giá trị của lời nói thật. Chúng ta đã từng dậy những điều mà ngay chúng ta cũng không tin cho con cháu mình.

Những triết lý khổng giáo đã thấm đậm trong thế hệ cha chú tôi lan đên lứa chúng tôi và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

“Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nếu hiểu đúng là sự tôn trọng đối với người Thầy của mình, tuy nhiên nếu vậy Thầy Bách không thể giỏi hơn thầy Tùng và học trò của thầy Bách lại càng không thể. Khoa học sẽ thụt lùi nếu quy luật ấy là mãi mãi.

Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội (Khóa 14 – PV), tôi đã rất chăm chú theo dõi tranh luận khi bàn về triết lý giáo dục.

Người thì muốn nhấn mạnh đạo lý uống nước nhớ nguồn, người muốn nâng cao tinh thần yêu nước, thậm chí có vị còn muốn hun đúc tinh thần chống giặc ngoại xâm ngay từ khi các con bắt đầu cắp sách tới trường.

Cuộc tranh luận không có hồi kết để cuối cùng vị Phó Thủ tướng phụ trách giáo dục phải lên tiếng "Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Chỉ có điều, không có những câu trích dẫn để thành kinh điển”.

Theo tôi triết lý giáo dục mà Phó Thủ tướng đề cập đến là rất hay, rất trúng nhưng đấy là dành cho thì tương lai khi nền giáo dục của ta phải vượt qua được cơn "bạo bệnh".

Chúng ta sẽ có một nền giáo dục với “triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế” (trích phát biểu tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14 của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam).

Tuy nhiên theo tôi phải nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra từ rất nhiều năm để lại hậu quả ở tầng lớp công chức, viên chức, thậm chí là trí thức, thượng tầng.

Căn bệnh chạy theo thành tích, ngại nói ra sự thật và đặc biệt là "nuốt" lời hứa trong xã hội đang ngày càng trầm trọng.

Vậy nên để xin 3 chữ cho triết lý giáo dục giai đoạn bản lề hiện nay xin phép đó là một nền giáo dục “KHÔNG NÓI DỐI”.

Khi trẻ con không bị nghe nói dối, các con sẽ ngây thơ hồn nhiên dạy lại chúng ta những đạo lý làm người.

Không phải ngẫu nhiên các cháu học trường quốc tế vẫn bị gọi là một lũ gà tồ vì không rành rẽ sự đời. Nhưng với kiến thức được trang bị đầy đủ, tường minh chúng sẽ tiến lên một cách vững chắc.

Sự thành công trong kinh doanh và thậm chí quan trường của thế hệ Tây học đang và sẽ ngày càng được chứng minh trong xã hộ.

Giấu dốt, ngại tranh luận, phát biểu theo cách gọi của ngành y là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tụt hậu, làm chậm sự phát triển của tự nhiên.

Muốn chữa được bệnh này phải chữa tại gốc nơi bắt đầu tiến trình phát triển của trí tuệ”.

Trinh Phúc (ghi)

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục