(CLO) Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống rửa tiền, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu việc bổ sung quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng đối với các hoạt động như mua, bán, cho thuê bất động sản; mua, bán sáp nhập doanh nghiệp...
Xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là cần thiết
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trước Quốc hội chiều 20/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (Luật PCRT - sửa đổi) nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đàng, Nhà nước đối với công tác Phòng, chống rửa tiền, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Luật PCRT được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 là văn bản pháp lý toàn diện quy định về PCRT theo định hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về PCRT. Từ đó đến nay, trải qua 10 năm thi hành Luật PCRT, công tác PCRT ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, Luật PCRT còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động PCRT, cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện, cụ thể:
Thứ nhất, Luật PCRT được Quốc hội thông qua vào năm 2012. Tại thời điểm này, các quy định của Luật PCRT được xây dựng theo hướng phù hợp, nội luật hóa các khuyến nghị của FATF được ban hành trước năm 2012 và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát sinh về PCRT trong giai đoạn này. Từ đó đến nay, FATF đã có 11 lần sửa đổi các khuyến nghị, dẫn đến việc một số quy định tại Luật PCRT và các văn bản hướng dẫn thi hành không còn phù hợp với 40 Khuyến nghị hiện hành của FATF.
Thứ hai, về đối tượng báo cáo của Luật PCRT, theo quy định hiện hành, đối tượng báo cáo của Luật PCRT bao gồm 02 nhóm: (i) các tổ chức tài chính (FIs); và (ii) các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính (DNFBPs) phù hợp với các hoạt động của đối tượng báo cáo tại thời điểm ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phát sinh một số hoạt động mới cần được bổ sung vào đối tượng báo cáo như hoạt động trung gian thanh toán.
Thực tế, về hoạt động trung gian thanh toán, hiện nay khung pháp lý cho hoạt động này tương đối đầy đủ. Tuy nhiên các quy định về PCRT mới chỉ được quy định tại các văn bản dưới luật nên chưa đảm bảo đầy đủ và hiệu quả. Do đó, cần luật hóa hoạt động này vào đối tượng báo cáo tại dự thảo Luật PCRT (sửa đổi). Đồng thời, trong thực tiễn có thể phát sinh những hoạt động mới có rủi ro về rửa tiền, đặt ra yêu cầu cần phải có quy định tại Luật PCRT để bao quát được các lĩnh vực, hoạt động mới phát sinh này.
Thứ ba, Luật PCRT hiện hành không có quy định về việc đánh giá rủi ro quốc gia và tại từng đối tượng báo cáo về rửa tiền, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; đồng thời, quy định về việc thực hiện các biện pháp PCRT trên cơ sở rủi ro của các đối tượng báo cáo tại Luật PCRT chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý. Trong khi đó đây là một trong những yêu cầu thuộc nhóm các vấn đề then chốt và cơ bản trong công tác PCRT được nêu ra tại Khuyến nghị số 1 trong Bộ 40 Khuyến nghị của FATF về PCRT.
Thứ tư, về các biện pháp PCRT áp dụng đối với đối tượng báo cáo, qua quá trình triển khai và đối chiếu các quy định theo các yêu cầu tại Bộ 40 Khuyến nghị của FATF về các biện pháp phòng ngừa rửa tiền mà đối tượng báo cáo phải áp dụng, vẫn còn một số tồn tại cơ bản như: các quy định áp dụng đối với các thỏa thuận ủy quyền hiện chưa đầy đủ và chưa rõ ràng do định nghĩa về thỏa thuận ủy quyền được nêu ra trong Luật PCRT chưa phù hợp với khái niệm tương ứng về “legal arrangement" theo khuyến nghị của FATF; Quy định về các giao dịch liên quan tới công nghệ mới còn thiếu các quy định theo yêu cầu mới phát sinh tại 40 Khuyến nghị của FATF như yêu cầu đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới, sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ mới...
Từ các cơ sở nêu trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, việc xây dựng Luật PCRT (sửa đổi) là cần thiết, nhằm phù hợp với các nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế, cam kết quốc tế của Việt Nam, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong công tác phòng, chống RT/TTKB/TTPBVKHDHL của khu vực cũng như trên toàn thế giới. Đồng thời, việc sửa đổi Luật PCRT 2012 cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định của pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trong thời gian tới.
Bổ sung quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng đối với các hoạt động mua, bán, cho thuê bất động sản
Thẩm tra dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Ủy ban Kinh tế nhận thấy, hồ sơ dự án Luật đã được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, hồ sơ dự án Luật còn có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích.
Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống rửa tiền, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo quan tâm một số nội dung sau: Nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn hóa các dữ liệu để phát hiện các giao dịch đáng ngờ và dấu hiệu tội phạm;
Nghiên cứu việc bổ sung quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng đối với các hoạt động như mua, bán, cho thuê bất động sản; mua, bán sáp nhập doanh nghiệp...
Bổ sung quy định về việc quản lý, quyền sử dụng thông tin dữ liệu thu được từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bổ sung quy định về bảo mật và công bố thông tin trong quá trình thực hiện phòng, chống rửa tiền phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Dự thảo Luật đã quy định nhiều biện pháp phòng, chống rửa tiền, từ đó gắn với quyền và trách nhiệm của nhiều cá nhân, tổ chức, do vậy cần rà soát để quy định chặt chẽ nhưng cũng không để lợi dụng, lạm dụng quyền hạn; có quy trình thực hiện đầy đủ, chặt chẽ; có cơ chế thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, cần cân nhắc quy định về hình thức, phương thức lưu trữ hồ sơ, tài liệu cho phù hợp.
Tiếp tục rà soát, chỉnh lý kỹ thuật lập pháp dự thảo Luật. Trong đó lưu ý các khái niệm về rửa tiền; bổ sung khái niệm “dấu hiệu đáng ngờ”; giải thích thuật ngữ “tổ chức tài chính”; làm rõ hơn khái niệm về sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới sáng tạo… trong dự thảo Luật.
(CLO) Đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong duy trì, thúc đẩy và phát triển tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tiếp tục tận dụng, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, ưu tiên của Chính phủ là đàm phán, thiết lập các FTA mới.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay cần bứt phá, tăng tốc để thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, trong đó có mục tiêu xây dựng 3.000 km cao tốc tới năm 2025 và 5.000 km cao tốc tới năm 2025; đồng thời ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục hậu quả, thiệt hại rất nặng nề do bão lũ, thiên tai gây ra.
(CLO) Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thống kê sơ bộ cho thấy siêu bão số 3 đã gây thiệt hại về hạ tầng giao thông khoảng 40 nghìn tỷ đồng, phải có giải pháp bù đắp lại những thiệt hại này, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, địa phương bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm và định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 10) trao đổi kết quả xử lý kỷ luật với cơ quan gửi thông báo vi phạm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.