Để Việt Nam thực sự là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn nhất

Thứ năm, 14/05/2020 11:42 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier đã khẳng định: Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn, cạnh tranh... Đó là đánh giá khách quan, chân thực, nhưng chúng ta cần vui thôi, không thể vui quá!

1. Từ trước đại dịch Covid-19, tờ Bangkok Post số ra ngày 23/12 nhận định: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư từ khắp thế giới.

Theo đó, năm 2019, Việt Nam được xếp vị trí thứ 69 về chỉ số môi trường kinh doanh. Trong 6 tháng đầu 2019, Việt Nam đã cấp phép đầu tư cho khoảng 1.720 dự án. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để biến đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các công ty và nhà đầu tư.

Bài viết cho rằng, một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư là mức thuế ưu đãi cho doanh nghiệp lớn, cụ thể là 0% trong 5 năm đầu tiên và 5% cho 10 năm tiếp theo và 10% cho 20 năm sau đó, nhờ vậy đã thu hút các công ty công nghệ như Nokia, Samsung, Olympus..., cũng như các nhà sản xuất giày như Nike và adidas... mở cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một yếu tố khác thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam là lao động giá rẻ…

Và dịch Covid-19 đã làm mọi thứ chững lại.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tác động của dịch Covid-19 cộng hưởng với đà suy giảm từ năm 2019 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với Việt Nam, tăng trưởng quý I/2020 thấp nhất 10 năm, tổng thu cân đối ngân sách 4 tháng giảm 5,9% so với cùng kỳ 2019, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục, ước đạt 75,4%, thấp nhất trong 10 năm qua…

Tuy nhiên, theo đánh giá Ngân hàng Thế giới (WB) tháng 5/2020, kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng khởi sắc trở lại.

Theo đó, trước đại dịch, Việt Nam đã có những hành động chống dịch nhanh chóng và quyết liệt trong quý I/2020; đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc cách ly xã hội trong tháng 4 nên tác động, ảnh hưởng tới nền kinh tế, làm suy giảm hầu hết các chỉ số kinh tế chủ đạo như kinh doanh bán lẻ, xuất nhập khẩu hàng hóa và các hoạt động dịch vụ, sản xuất chế biến, chế tạo... Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm tới thị trường Việt Nam, bằng chứng là đã có hơn 12 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư được thu hút riêng trong 4 tháng đầu 2020.

Nhà máy Mazda lớn nhất Đông Nam Á.

Nhà máy Mazda lớn nhất Đông Nam Á.

2. Đánh giá của WB cũng tương đồng với đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam - EuroCham.

Phát biểu trước hội nghị trực tuyến với nhiều điểm cầu từ địa phương, doanh nghiệp trên cả nước, Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier đã nhận định Việt Nam với các biện pháp y tế cộng đồng kịp thời, gói hỗ trợ kinh tế hiệu quả,… đã trở thành hình mẫu chống dịch Covid-19 trên thế giới. “Việt Nam hiện đang có vị thế tốt để đón đầu các cơ hội đầu tư kinh doanh mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế ổn định nhờ cách tiếp cận chủ động song hành, vừa chống dịch Covid-19 vừa kích thích kinh tế”, Chủ tịch EuroCham nhận định.

Với việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA), hiệp định mang tính lịch sử này sẽ kích thích hoạt động thương mại của Việt Nam với thị trường tiêu dùng lớn ở châu Âu, tăng cường vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng quốc tế và thu hút nhiều nguồn đầu tư mới. “Bằng cách này (thực hiện tốt EVFTA), Việt Nam sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn truyền thống, cũng như giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng trên thế giới”, ông Audier tin tưởng.

Đối với quốc gia hội nhập vào chuỗi cung ứng và dòng vốn toàn cầu, điều cần thiết là Việt Nam không chỉ bảo vệ doanh nghiệp trong nước mà còn hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài - một động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu khi dịch Covid-19 được kiểm soát khi hoạt động thương mại toàn cầu trở lại bình thường.

Đại diện EuroCham khuyến nghị, Việt Nam có thể tận dụng vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để kêu gọi tổ chức hội nghị thảo luận các gói phục hồi và kích thích kinh tế, các giải pháp thúc đẩy đầu tư công, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các dự án hợp tác công - tư (PPP) không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần triển khai một số biện pháp khác nhằm đảm bảo tính liên tục và linh hoạt của nền kinh tế hiện đang hoạt động dưới dạng chuỗi cung ứng, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất, đặc biệt là xuất khẩu để đảm bảo doanh thu và thu nhập tối thiểu cho doanh nghiệp và người lao động.

3. Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, hiện Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát tốt dịch bệnh, các hoạt động của đời sống xã hội đã nhanh chóng thiết lập trạng thái “bình thường mới”.

Báo cáo về tác động của dịch Covid-19, Việt Nam đã nỗ lực đạt được “trạng thái tích cực”: Tăng trưởng GDP quý I/2020 đạt 3,82%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt gần 83 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu 3 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, lực lượng doanh nghiệp là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, hiện đang bị tổn thương nặng nề, các doanh nghiệp phải đối mặt với “khó khăn kép”: Vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu, nhất là các ngành hàng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, doanh thu bị sụt giảm, dẫn đến tính trạng thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ…

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, Việt Nam cần tận dụng lợi thế từ việc chống dịch Covid-19 thành công để hồi phục và phát triển kinh tế. Cụ thể, từ góc nhìn quốc tế, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được đánh giá rất cao qua những thành công đạt được trong công tác phòng, chống đại dịch. Đây là cơ hội để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam. Bên cạnh đó, tác động từ dịch bệnh đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng tiêu dùng mới; xuất hiện các mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới... Đây thực sự là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, khả năng thích nghi trước biến cố thị trường, tái cơ cấu sản xuất, chuyển đổi chiến lược…

Những con số, nhận định, đánh giá kể trên của các cơ quan, tổ chức kinh tế cho thấy sự lạc quan. Nhưng cũng cần để ý rằng, Tổ chức Fitch Ratings (Cơ quan xếp hạng tín dụng tương tự như Moody’s hay Standard & Poor’s) đã điều chỉnh triển vọng của Việt Nam từ mức “Tích cực” sang mức “Ổn định”. Điều này cho thấy tác động leo thang của đại dịch Covid-19 với nền kinh tế trong các lĩnh vực xuất khẩu và du lịch, cũng như sức cầu trong nước vẫn còn đang rất yếu.

Hơn nữa, theo một nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp, thì Chính phủ cần thực hiện triệt để việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong các quy định, chính sách; thái độ phục vụ và tính công minh, sát cánh cùng doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp thực thi. Đây là điều doanh nghiệp mong mỏi nhất từ phía chính quyền hơn là các hỗ trợ bằng tiền, để Việt Nam thực sự là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn.

Linh Giang

Tin khác

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

(NB&CL) Việc chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người nhập viện, tiếp tục gióng lên hồi chuông về thực trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay…

Góc nhìn
Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

(NB&CL) Trong những ngày qua, cả nước hướng về Điện Biên với hàng loạt hoạt động, sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Điểm nhấn của sự kiện trọng đại này là sáng 7/5, tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Góc nhìn
Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

(NB&CL) Theo dõi dòng người đua vai nhau tới xem lễ diễu binh diễu hành mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 7/5 hay qua những vẻ mặt háo hức, chăm chú lắng nghe, dõi theo màn ảnh nhỏ chương trình truyền hình trực tiếp đại lễ, dễ nhận thấy sự tự hào, hân hoan, xúc động dâng trào trong trái tim hàng triệu người dân Việt, đủ mọi lứa tuổi.

Góc nhìn
Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn