Khi thẳng lưng thành… khuyết tật

Thứ tư, 13/05/2020 19:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi sai phạm của cán bộ bị trượt dài, trở thành một… thói quen, một hiện tượng phổ biến, thay vì đấu tranh, người ta dễ dàng buông bỏ, thỏa hiệp với nó bởi một lý do cực kỳ chua chát: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”.

Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên cho rằng:

Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên cho rằng: "ai cũng gù, mình thẳng lưng thành khuyết tật". Ảnh: TTO.

Sáng 13/5, phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại Hòa Bình tiếp tục phẩn thẩm vấn của các luật sư đối với các bị cáo.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Diệp Thị Hồng Liên - cựu Trưởng phòng khảo thí, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình cho rằng có nhiều trường hợp được nâng điểm, không làm theo sẽ khó vì “ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”.

Đó là một câu trả lời vừa hài vừa bi!

Hài là bởi từ bao giờ, sai phạm và đồng lõa với sai phạm đã thực sự trở thành một “phong trào” rộng khắp đến mức “ai cũng gù”?

Bi là bởi từ bao giờ đấu tranh chống lại những điều sai trái trở thành một hiện tượng lạ lùng, hiếm hoi đến mức “thẳng lưng thành khuyết tật”?

Câu nói trước tòa của một bị cáo, có thể nhằm mục đích thoái thác trách nhiệm, bao biện cho sai phạm cá nhân, đổ lỗi cho tập thể nhưng không khiến chúng ta bất ngờ nếu theo dõi các phiên tòa gần đây mà bị cáo từng là cán bộ lãnh đạo.

Cấp trên thì đổ lỗi cho cấp dưới tham mưu sai, vì tin tưởng nên ký chứ không hề có động cơ vụ lợi. Cấp dưới thì đổ lỗi do cấp trên chỉ đạo, nếu không làm là không chấp hành, phục tùng mệnh lệnh cấp trên.

Khi không thể đổ lỗi cho nhau, người ta quay sang đổ thừa cho… cơ chế. Cho dù cơ chế ấy do chính họ sinh ra và đang trả lương cho họ.

Gần như có rất ít bị cáo từng là cán bộ thể hiện tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm tại tòa như cái cách mà họ vẫn thường thề thốt khi nhậm chức.

Cuối năm, trong rất nhiều các báo cáo tự kiểm điểm của cán bộ đảng viên bao giờ cũng có một vài dòng báo cáo mẫu kiểu tích cực đấu tranh, phê và tự phê bình. Nhưng khi gặp phải những lực cản, người ta sẵn sàng thỏa hiệp, chịu khom lưng để tất cả cùng… gù.

Khi đó, “” là một lựa chọn dễ dàng nhất để có thể tồn tại mà vươn lên. Còn nếu cứ “thẳng lưng” như cây ngay thường hay… chết đứng. Trong một tập thể của những kẻ “gù”, tục ngữ, ranh ngôn nhiều khi phải được hiểu theo nghĩa ngược như thế!

Trở lại phiên tòa xét xử 15 bị cáo vụ gian lận thi cử THPT tại Hòa Bình năm 2018.  Một hội đồng thi mà có tới 15 người, phần lớn là thầy cô bị khởi tố hình sự (chưa kể hàng chục cán bộ khác bị xử lý hành chính) đủ để thấy cách lý giải của bị cáo Liên không chỉ để bao biện cho sai phạm cá nhân.

Hiện tượng “gù” phẩm chất đạo đức đã đến mức báo động, trở thành những phe nhóm, sẵn sàng chèn ép, trù dập những ai dám thẳng lưng.

Thậm chí nhiều người “thẳng lưng” bị quy kết là đối tượng gây mất đoàn kết nội bộ. Đoàn kết bị biến thành công cụ để thủ tiêu đấu tranh, để hình thành các phe nhóm lợi ích. Nhưng trên thực tế, nhờ những người không chịu “gù”, dám “thẳng lưng” đấu tranh mà nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực bị phanh phui.

Nhiều người vốn xuất phát “thẳng lưng” nhưng sống trong môi trường “ai cũng gù” dần dà trở thành “gù” lúc nào không hay. Họ, có thể  không đồng lõa, trù dập người ngay thẳng, người dám đấu tranh nhưng im lặng cũng là thỏa hiệp với cái xấu, cái ác và là một dạng biểu hiện của “”.

Ngăn chặn sai phạm từ khi nó mọc mầm, không để những phần tử khuyết tật nhân cách leo cao, luồn sâu trong tổ chức, chia bè kéo cánh, trở thành lực cản xã hội mới chính là đích đến của một xã hội công bằng, dân chủ. Làm sao để thẳng lưng là bình thường chứ không phải… khuyết tật và nước trong vẫn có… cá.

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn