Xét nghiệm… niềm tin & “phác đồ” đạo đức

Thứ tư, 29/04/2020 10:39 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những chiếc “lồng cơ chế” đã được siết chặt nhưng dường như chưa đủ mạnh để “nhốt” quyền lực khi nó đã bị tha hóa. Nhiều loại cây vẫn không biết cách tươi cành, xanh lá trở lại mà tự biến mình thành củi mục chực chờ trước miệng lò.

Câu chuyện thông đồng nâng khống giá máy xét nghiệm tự động của CDC Hà Nội chỉ là giọt nước tràn ly sau rất nhiều sai phạm liên quan đến pháp luật và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo trong thời gian vừa qua.

14bo

Sở dĩ câu chuyện tại CDC Hà Nội trở thành điểm nóng, gây sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi nó “bùng phát” giữa mùa dịch. Chiếc gương đạo đức vì thế có thể dễ dàng nhìn vào đó để soi chiếu rõ bộ mặt thật của những con virus mang tên lòng tham.

Thực tế những năm qua, hồi chuông cảnh tỉnh đã gióng lên liên tục, tiếng chuông mỗi lúc một to hơn, vang hơn nhưng vẫn không lọt vào lỗ tai của một số người.

Những chiếclồng cơ chế đã được siết chặt nhưng dường như chưa đủ để “nhốt” quyền lực khi nó đã bị tha hóa. Nhiều loại cây vẫn không biết cách tươi cành, xanh lá trở lại mà tự biến mình thành củi mục chực chờ chiếc miệng lò.

Bệnh đã bắt, thuốc đã uống, phác đồ điều trị đã có nhưng dường như các “con bệnh” đã nhờn thuốc.

Chưa bao giờ tệ nạn “ăn” và “chạy” diễn biến phức tạp, khó lường và nguy hại tựa một thứ dịch bệnh xã hội như lúc này. Ngôn ngữ… ẩm thực và ngôn ngữ… điền kinh đã đi vào đời sống chính trị xã hội một cách rất… tự nhiên.

Trước mỗi kỳ đại hội, điều người ta quan tâm nhất đáng lý phải là đường đi, nước bước, chương trình, mục tiêu, chiến lược để phát triển, tiến lên, bắt kịp xu thế của thời đại. Nhưng thay vì dẫn dắt hướng đi, người ta lại tìm mọi cách đi tắt, rẽ ngang, luồn lách để trèo cao lên chiếc ghế quyền lực.

Quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân đã bị biến thành quyền lực của cá nhân nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân.

Quyền lực bị biến thành một thứ… ma túy khiến người ta mê mẩn, chìm sâu vào vòng xoáy đến mức không thể dứt ra được. Đến mức, thay vì là động lực cống hiến, nó lại trở thành đích đến của tham vọng, trở thành nguồn cơn dẫn dắt đến chỗ tha hóa, biến chất.

Đâu đó trong “mùa nhân sự”, người ta đã râm ran về chiếc ghế này, chỗ ngồi nọ có “giá khởi điểm” là bao nhiêu, giá “trúng thầu” là bao nhiêu.

Từ bao giờ trọng trách được nhân dân giao phó để phụng sự nhân dân được mặc cả như một thứ hàng hóa ngoài… chợ trời như vậy?

Từ bao giờ quan trường và… thị trường trở thành một cặp phạm trù trong cùng một… trường nghĩa như vậy?

Từ bao giờ, những nỗ lực, phấn đấu, thi đua đành phải nhường vị trí cho những cuộc chạy đua diễn ra trong… bóng đêm như vậy?

Và, từ bao giờ, quy trình bổ nhiệm cán bộ bị biến thành những bản “hợp đồng ma” được giao dịch dưới gầm bàn như vậy?

Dư luận, thậm chí đã không còn bàng hoàng nếu như phát hiện một cán bộ nào đó dính vào vòng lao lý. Người ta cũng đã quá quen với việc “xé nát quy trình”, “hô biến” một chị tạp vụ xinh đẹp thần tốc trở thành một nữ lãnh đạo quyền lực.

Mới đây, trong bài viết có tựa đề: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội... trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi”.

Người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng vấn đề đạo đức trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo cho nhiệm kỳ tới. Một mặt kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn nhưng mặt khác cũng không để lọt vào Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm...

Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lại nhiều lần nhấn mạnh đến vấn đề đạo đức trong việc chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới. Bởi lẽ, không ít cán bộ lãnh đạo, thậm chí cán bộ lãnh đạo cao cấp đều là những người có tài, được đào tạo bài bản, từng được tôi rèn trong lò lửa cách mạng, trưởng thành trong gian khó, được nhân dân đùm bọc, che chở nhưng khi được tín nhiệm giao trọng trách đã đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, phản bội nhân dân.

Những khối u, ung nhọt đã từng bị cắt bỏ chỗ này nhưng lại mọc ra ở chỗ khác. Chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến vô cùng phức tạp, luôn phải chủ động ứng phó với những diễn biến khó lường.

Cũng như chống dịch, bên cạnh việc nghiên cứu tìm ra vắc-xin và phác đồ điều trị, kỹ năng phòng dịch cũng quan trọng không kém. Những người muốn được tín nhiệm và lựa chọn, hãy tự tìm cho mình một phác đồ đạo đức phù hợp để ứng phó với các loại dịch nếu như không muốn phải dùng đến kháng sinh.

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn