Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Thứ hai, 15/04/2024 06:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Tìm sự ủng hộ và đồng thuận, cô cậu đưa ra dăm ba tên gọi đã chuẩn bị trước để hỏi gia đình bên nội, bên ngoại. Cả nội và ngoại cho ý kiến chung chung:

 -  Con của chúng mày thì chúng mày cứ đặt tên, miễn sao đừng phạm húy tên các cụ cố, tránh khi nóng giận mà chửi mắng con thì chửi luôn cả tổ tiên, dòng tộc(!)

lai chuyen dat ten pho ten lang hinh 1

Rốt cuộc, khi cô con gái đầu lòng chào đời, cái tên ghép được lựa chọn: Nguyễn Cao Hoàng Hoài Mỹ Ái Linh. Lúc đến chính quyền làm thủ tục khai sinh, người có trách nhiệm đã góp ý, anh chị cân nhắc lại, tên dài quá - nhiều ký tự sẽ rất rắc rối khi thực hiện số hóa. Để ngoài tai sự góp ý chân thành, cặp đôi nọ vẫn để tên con y chang: “Con tôi thì tôi lo, cứ vậy đi”. Được biết, sau này cặp đôi này đã buộc phải thay đổi cho phù hợp với cuộc sống số.

Mấy tuần lễ gần đây, trên mạng xã hội lại dậy sóng việc đặt tên phố, tên làng, tên huyện và các thị trấn, thị xã cứ như mổ trâu mổ bò tế lễ. Xin nêu hai ví dụ tươi roi rói, chuyện đang diễn ra trong tháng 4 của năm 2024.

Chuyện thứ nhất, được phân tích lý giải trong chuyên mục Diễn đàn của một tờ báo chính trị xã hội có uy tín, tác giả bài viết cũng là nhà nhà báo, nhà nghiên cứu xã hội tên tuổi. Rằng, UBND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông báo cho bà con cô bác tên gọi mới của các đơn vị hành chính sau khi sáp nhập, nâng cấp các xã, theo đó các tên phường xã mới đều mang tên mới, có những cái tên lạ hoắc không kết nối gì về văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất văn hóa Diên Khánh lâu đời, gắn với thành cổ Diên Khánh đã tồn tại gần 250 năm nay.

Chuyện thứ hai, UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có văn bản gửi cấp trên về việc sáp nhập các xã, hình thành các xã mới, mang tên khai sinh mới. Tên làng xã chủ yếu là tên ghép cơ học khô cứng, cũng lạ hoắc luôn. Vì dụ, xã Quỳnh Đôi sáp nhập với xã Quỳnh Hậu, mang tên mới nghe trái tai, rất kỳ: Hậu Đôi hoặc Đôi Hậu, phương án cuối cùng để trình lên tỉnh là Đôi Hậu. Nghe nói, bên phía xã cũ Quỳnh Hậu, các cụ bô lão đòi tên mới phải có chữ Hậu, bởi Quỳnh Hậu cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt.

Thế là mạng xã hội rần rần dậy sóng. Dân Quỳnh Đôi tại chỗ và đang làm ăn xa khắp mọi miền phản đối nặng lời, rằng Quỳnh Đôi là làng xã khoa bảng, quê hương bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, không thể xóa tên, không thể gọi là Đôi Hậu! Người làng Quỳnh dẫn câu ca xưa: “Bắc Hà Hành Thiện/Hoan Diễn Quỳnh Đôi”, để khẳng định “Quỳnh Đôi vẫn mãi mãi là Quỳnh Đôi(!) Nhà báo, nhà văn Hồ Ngọc Quang, một công dân của Quỳnh Đôi nay viết trên trang cá nhân dòng chữ to đậm: “Nếu như được đề nghị thì chúng tôi xin cấp trên công nhận Quỳnh Đôi là xã đặc thù – Xã đặc thù không phải nhập”.

Y chang chuyện vài năm trước đã có ý kiến đâu đó nêu việc quy hoạch, sáp nhập quận Hoàn Kiếm của Thủ đô Hà Nội, để quận này sẽ thay đổi tên gọi. Ý kiến ấy lập tức bị dự luận phê phán, không đồng tình, rằng Hoàn Kiếm chính là Hồ Gươm, Hồ Lục Thủy của Hà Nội – gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại Gươm thần cho Rùa thần. Hồ Hoàn Kiếm gắn với cụm di tích văn hóa - lịch sử linh thiêng của Thủ đô và cả nước, là quận đặc thù – xin hãy giữ nguyên trạng (!)

Thế đấy! Việc đặt tên con, lớn hơn và hệ trọng hơn là đặt “tên phố, tên làng”, chớ nên coi là chuyện nhỏ. Đó là chuyện đại sự, cơ bản và lâu dài của các làng xã, của cư dân một vùng đất, vùng quê. Mỗi tên phố, tên làng đâu phải là sự gán ghép cơ học thuần túy. Công việc hệ trọng ấy cần thuận lòng dân, cần sự đóng góp ý kiến rộng rãi của báo chí – truyền thông và dư luận xã hội. Và cấp có thẩm quyền hết sức cầu thị, lắng nghe dân, các chuyên gia xã hội - văn hóa - lịch sử - địa lý.

Có ai đó đã đề xuất, việc đặt tên phố tên làng, nếu được nên tổ chức một cuộc thi tuyển rộng rãi. Tên phố tên làng phải là những mỹ từ phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng được nguyện vọng, tình cảm của đa số cán bộ, nhân dân địa phương, giữ gìn và phát huy được giá trị di sản, giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa Việt Nam, nét đẹp văn hóa vùng miền./.

       Tháng 4/2024
Quốc Toàn

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn
Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

(NB&CL) Theo dự kiến, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (vào tháng 5/2024) tới đây. Đây là dự án Luật được đánh giá có tác động lớn đến đời sống của người dân cũng như đến các chủ trương, chính sách của Nhà nước, có nhiều nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, mang tính xã hội cao. Trong đó, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục có nhiều ý kiến khác nhau.

Góc nhìn