Đề xuất Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 giảm còn 20 Bộ

Thứ năm, 20/02/2020 09:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026, gồm: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ và 20 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Nội vụ

TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Nội vụ

Tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian

Đó là ý kiến của TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) đưa ra tại Hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026” do Bộ Nội vụ tổ chức tại Hà Nội ngày 19/2.

Theo ông Lê Anh Tuấn, mô hình giả định về cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 như trên, nếu được hiện thực hóa sẽ là một bước đổi mới quan trọng để thực hiện các quan điểm của Đảng về xây dựng một Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Dẫn chứng ở các nước phát triển, cơ cấu Chính phủ thường gọn nhẹ với số bộ ít hơn, ông Lê Anh Tuấn cho rằng, điều đó đồng nghĩa với việc các đầu mối quản lý tinh giản hơn. Bên cạnh đó, số “siêu bộ” của các quốc gia này lại nhiều hơn.

Ông Tuấn cho biết, Chính phủ các nước đều được hợp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ nhưng số lượng các bộ trong cơ cấu tổ chức của mỗi Chính phủ thường không giống nhau. Đặc biệt, cơ cấu Chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới có quy mô dân số, quy mô nền kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần nhưng số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ thường dao động con số dưới 20. Chẳng hạn như Trung Quốc có 25 bộ, Indonesia có 24 bộ, Nga có 21 bộ, Pháp có 18 bộ, Singapore có 16 bộ, Hoa Kỳ có 15 bộ, Đức có 14 bộ…

Trong khi đó, tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIII (2011-2016) và khóa XIV (2016-2021) được giữ nguyên như cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XII, gồm 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo ông Tuấn, thực tiễn tổ chức Chính phủ mấy nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, việc sắp xếp, sáp nhập các bộ thành bộ quản lý đa ngành chưa thật sự đi liền với việc điều chỉnh sâu về chức năng, cắt giảm, lồng ghép nhiệm vụ mà chủ yếu được thực hiện trên cơ sở hợp nhất các bộ đơn ngành, dẫn đến khối lượng công việc, phạm vi lĩnh vực quản lý của bộ trở nên phức tạp.

Việc sáp nhập một số bộ thành bộ đa ngành, đa lĩnh vực không kèm theo tái cơ cấu lại cấu trúc bên trong của các bộ, do vậy, tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ trở nên cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính tăng cao.

TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu. Ảnh: Bộ Nội vụ

TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu. Ảnh: Bộ Nội vụ

Từ phân tích trên, ông Lê Anh Tuấn đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026, sẽ rút gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bộ, cơ quan ngang bộ, theo đó hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Tài chính - Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng.

Đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ và đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo. Đồng thời, điều chuyển việc đào tạo nghề từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo. Thành lập Bộ Công Thương và Du lịch; Bộ Văn hóa - Thể thao và Thanh niên.

Về cơ cấu nhân sự của Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ và 20 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Xây dựng Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

TS. Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, Chính phủ khóa XIV luôn luôn hướng tới mục tiêu của một Chính phủ kiến tạo, hành động, phát triển. Dù cơ sở lý luận và thực tiễn về Chính phủ kiến tạo, hành động, phát triển còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau nhưng quyết tâm chính trị của Chính phủ về một Chính phủ kiến tạo, liêm chính là cơ sở quan trọng để cải cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn phát triển mới.

Quang cảnh Hội thảo

Quang cảnh Hội thảo

Do đó, để đáp ứng yêu cầu Chính phủ kiến tạo, hành động thì cơ cấu bộ máy của Chính phủ phải tinh gọn, khả năng điều hành của Chính phủ phải nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; phải giảm bớt các tầng nấc trung gian.

Để đạt được mục tiêu này, theo TS. Lê Anh Tuấn, cần nghiên cứu để xác định số lượng Phó Thủ tướng Chính phủ và số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay cho phù hợp. Việc bố trí nhiều Phó Thủ tướng Chính phủ thực chất là một cấp trung gian, lẫn giữa quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng với tư cách là người đứng đầu ngành và lĩnh vực, đồng thời không phù hợp với nguyên tắc đảm bảo quyền và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Tuấn cũng cho rằng, từ góc độ quản lý hành chính nhà nước, để xây dựng Chính phủ kiến tạo mang tính chủ động trong mọi hoạt động, cần phải chú trọng đến phân cấp quản lý, quy định cụ thể hơn nữa về điều kiện để phân cấp và trách nhiệm của cơ quan phân cấp, sự tham gia người dân vào hoạt động của Nhà nước. 

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cũng cho rằng, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã thể chế hóa nhiều vấn đề liên quan đến tính chất, vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Chính phủ.

PGS. TS. Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Nội vụ

PGS. TS. Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Nội vụ

Tuy nhiên, từ nhiệm kỳ khóa XII đến nay, bộ máy Chính phủ hầu như không có thay đổi đáng ghi nhận. Trong khi Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương đổi mới mạnh mẽ các thể chế kinh tế; mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội đang đổi mới tích cực, thì bộ máy hành chính nhà nước chưa có cải cách tương ứng, đồng bộ với cải cách kinh tế.

Sự thiếu đồng bộ này đã không phát huy tốt các điểm mới trong các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 liên quan đến mục tiêu tái cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước, ông Triệu Văn Cường nhấn mạnh.

Do đó, để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, Thứ trưởng Triệu Văn Cường cho rằng, cần nghiên cứu cắt giảm số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ xuống mức phù hợp thông qua việc tái cơ cấu lại các bộ, cơ quan ngang bộ, sáp nhập các bộ có nhiệm vụ, chức năng tương đồng để vừa giảm số lượng, vừa khắc phục tình trạng bỏ sót hoặc trùng lấn nhiệm vụ, chức năng giữa một số bộ, đúng theo nguyên tắc: bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Đề xuất 2 phương án cơ cấu tổ chức Chính phủ

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng, muốn có một cơ cấu Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần phải đánh giá, rà soát và làm rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp.

Các ý kiến cũng cho rằng, cần đề xuất 2 phương án về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 và đề xuất phương án lựa chọn. Trong mỗi phương án, phải đánh giá được những ưu điểm, những hạn chế để có đề xuất phù hợp, đảm bảo mang tính thuyết phục cao và ứng dụng được trong thực tiễn.

Về cơ cấu nhân sự của Chính phủ, các đại biểu đều cho rằng, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ nên có từ 1 đến 2 người, vì như vậy mới tập trung quyền và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng.

GS. TS. Phạm Hồng Thái, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Nội vụ

GS. TS. Phạm Hồng Thái, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Nội vụ

Nhiều ý kiến cho rằng, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải là cơ quan độc lập với Chính phủ, do đó, cần phải đổi tên thành Thanh tra Nhà nước và Ngân hàng Trung ương. Như vậy mới đảm bảo tính minh bạch, liêm chính trong hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, không nên tổ chức mô hình Ủy ban như hiện nay mà chuyển chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban về các bộ quản lý.

Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ, các đại biểu cũng cho rằng, theo thông lệ trên thế giới, đó là các cơ quan tác chiến, cơ quan thực thi pháp luật, là tổ chức thực hiện dịch vụ công, không nên là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ. Do đó, nên chuyển các cơ quan này thành các tổ chức sự nghiệp, hoạt động độc lập; chuyển các đơn vị sự nghiệp tại các bộ thành công ty độc lập, thực hiện dịch vụ công.

Tuy nhiên, tinh gọn, giảm bớt bộ máy là nhiệm vụ rất khó khăn, cho nên phải xác định rõ và quyết tâm vượt qua khó khăn, thực tế là phải vượt qua chính mình. Và nếu giảm được từ 22 bộ xuống còn 20 bộ đã là một thành công.

Thế Vũ

Tin khác

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, việc thế hệ Gen Z hiểu và thực hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của đất nước. Hào khí 30/4 không chỉ là một kỷ niệm trong quá khứ mà còn là nguồn động viên, khích lệ cho thế hệ trẻ tiếp tục bước đi và xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Đó chính là sứ mệnh cao cả mà thế hệ Gen Z đang nỗ lực thực hiện.

Tin tức
Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

(CLO) Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của hào khí 30/4 đối với thế hệ Gen Z là sự tự hào về quốc gia và dân tộc. Việc nhớ lại lịch sử giúp cho thế hệ Gen Z có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình và tự do, đồng thời khuyến khích họ trân trọng những gì họ đang có và sẵn lòng đóng góp cho xã hội.

Tin tức
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

(CLO) Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tin tức
Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức