Đề xuất lấy phương án tăng trưởng GDP giai đoạn 2031 - 2050 từ 6,5% - 7,5%

Thứ tư, 14/09/2022 12:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) PGS.TS Trần Đình Thiên đề xuất lấy phương án tăng trưởng GDP giai đoạn 2031 - 2050 từ 6,5% - 7,5% trong quy hoạch tổng thể quốc gia.

Đề xuất lấy phương án tăng trưởng GDP giai đoạn 2031 - 2050 từ 6,5% - 7,5%

Sáng 14/9, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới 2050.

Đây là bản Quy hoạch tổng thể quốc gia hoàn tới mới, lần đầu tiên thực hiện, nên trong quá trình xây dựng vẫn còn có một số điểm chưa phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

de xuat lay phuong an tang truong gdp giai doan 2031  2050 tu 65  75 hinh 1

GS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Do đó, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị lần này để lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và ý kiến của giới chuyên gia để hoàn thiện bản quy hoạch này.

Đơn cử, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng trong bản Quy hoạch tổng thể quốc gia cần xem xét điều chỉnh một số tiêu chí. Trong đó, PGS.TS Trần Đình Thiên đề nghị xem xét, chỉnh sửa quan điểm phát triển thứ nhất và thứ năm trong báo cáo quy hoạch.

Trong đó, quan điểm chỉnh sửa là bổ sung quan điểm coi liên kết vùng là cấu trúc không gian chủ yếu để tổ chức phát triển kinh tế - xã hội.

PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đề xuất lấy phương án tăng trưởng GDP giai đoạn 2031 - 2050 từ 6,5% - 7,5%. Đồng thời xem xét, bổ sung mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính, xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đến năm 2030.

Đồng tình với đề xuất này, nhiều chuyên gia cho rằng, quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần xem xét, bổ sung nội dung về thể chế, chính sách. Đây đều là các vấn đề trọng tâm, trọng điểm phát triển trong thời kỳ quy hoạch.

PGS.TS Trần Trọng Hanh đề xuất 5 vấn đề trọng tâm cần được giải quyết trong thời kỳ quy hoạch. Cụ thể, đầu tiên là phấn đấu đạt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng. Tiếp đến là rà soát, sắp xếp hợp lý khung tổ chức không gian phát triển quốc gia, đảm bảo sự phát triển cân bằng hài hòa. Thứ ba là thúc đẩy đô thị hóa bao trùm và bền vững. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai. Cuối cùng là kiểm soát suy thoái môi trường sinh thái.

Trong khi đó, trong mục phát triển du lịch, PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch) đề nghị chỉnh sửa lại mục tiêu phát triển du lịch thành “Đến năm 2030, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 47 triệu - 50 triệu lượt và đóng góp 14% - 15% GDP” để phù hợp với mục tiêu đã được thông qua tại Đại hội Đảng XIII.

Theo ông Lương, quy hoạch tổng thể quốc gia cần làm rõ sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, tiểu vùng, chú ý phát triển hệ thống thiết chế văn hóa gắn với du lịch.

Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cũng đề nghị bổ sung nội dung xác định cụ thể các khu du lịch quốc gia trọng điểm, các khu vực động lực du lịch của quốc gia.

Đẩy mạnh các dự án giao thông trọng điểm quốc gia

Cũng trong hội nghị này, vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là các dự án giao thông đô thị, giao thông kết nối các đô thị nhận được rất nhiều ý kiến phải hồi của giới chuyên gia.

Đơn cử, GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị bổ sung dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM vào danh mục dự án quan trọng của quốc gia.

de xuat lay phuong an tang truong gdp giai doan 2031  2050 tu 65  75 hinh 2

Toàn cảnh hội nghị.

GS Lã Ngọc Khuê cũng đề nghị bổ sung nội dung đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị kết nối với các tuyến đường sắt liên vùng trong quan điểm phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Với thủy nội địa, PGS.TS Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo đề nghị ưu tiên xây mới hệ thống đường sắt và đường thủy nội địa gắn với hàng hải trong thời kỳ 2021 - 2030.

GS.TS Đào Xuân Học, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đề nghị hướng phát triển hạ tầng thủy lợi cần ghi rõ cho vùng Đồng bằng sông Hồng, để làm sống lại các sông nội địa, các công trình thủy lợi có thể chủ động lấy nước trong mọi thời gian.

Với Đồng bằng sông Cửu Long, ông Học đề nghị bổ sung chương trình xây dựng đê và cống ven sông để chống ngập lũ thích ứng với biến đổi khí hậu.

TS Cao Viết Sinh đề nghị trong giai đoạn đến năm 2030, nên tập trung lực phát triển một số đoạn hành lang kinh tế Bắc - Nam dựa theo đường cao tốc Bắc - Nam và ưu tiên trước 2 hành lang kinh tế Đông - Tây. 

Thứ nhất là hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với hành lang Côn Minh. Thứ hai là hành lang kinh tế Mộc Bài - TP HCM - Vũng Tàu gắn với hành lang kinh tế xuyên Á.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô