Di dời các trường đại học ra ngoại thành: Không thể nóng vội, đã chậm phải chắc!

Thứ tư, 02/11/2022 13:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa cho rằng, việc di dời các trường đại học ở nội thành ra ngoại thành thời gian tới không thể nóng vội, đã chậm phải chắc, phải rà soát cơ sở vật chất, từng điều kiện cụ thể; Tránh chủ trương nóng vội rồi đi ào ạt, lãng phí nguồn lực.

Việc di dời các trường đại học ra ngoại thành quá chậm

Trước đó, bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8/2011, 12 trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội phải phối hợp với các địa phương để đăng ký kế hoạch di dời đến địa điểm mới theo quy hoạch với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, 12 cơ sở giáo dục phải di dời là: Đại học Công đoàn, Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Răng Hàm Mặt, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Viện Đại học Mở Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Cao đẳng Y tế Hà Nội.

di doi cac truong dai hoc ra ngoai thanh khong the nong voi da cham phai chac hinh 1

Đại học Quốc gia Hà Nội mới di dời ra ngoại thành sau 20 năm xây dựng cơ sở mới.

Ngoài ra, 11 cơ sở giáo dục phải cải tạo là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao và Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.

Năm 2011, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đề cập việc "phân bố, sắp xếp lại hệ thống trường đại học và cao đẳng, khu vực nội đô khống chế khoảng 30.000 sinh viên". Chính phủ chủ trương xây mới 3.500 - 4.500 ha các khu, cụm đại học ở 7 khu vực thuộc huyện ngoại thành Gia Lâm, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất, Chương Mỹ, Phú Xuyên, quy mô phục vụ 40.000 - 51.000 sinh viên.

Mục tiêu được đề ra là giảm tải hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho nội thành, quỹ đất sau khi di dời trường đại học được sử dụng vào mục đích công cộng, phục vụ đô thị. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có "lác đác" một số cơ sở giáo dục được di dời.

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đánh giá, việc di dời các trường đại học ra ngoại thành quá chậm.

"Hiện nay một số trường đại học di dời ra bên ngoài rất ít, Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 5 vừa rồi mới di dời trụ sở lên Hoà Lạc qua 20 năm xây dựng, việc cũng có nhiều lý do. Có nhiều trường đại học có dự kiến nhưng đến nay chưa triển khai được", ông Nghĩa cho biết. 

di doi cac truong dai hoc ra ngoai thanh khong the nong voi da cham phai chac hinh 2

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội.

Tâm lý của các bạn trẻ là thích về Hà Nội học

Theo ông Đỗ Chí Nghĩa, mục tiêu đầu tiên của việc di dời các trường đại học ra ngoại thành là để bớt ách tắc giao thông, về mật độ người đi lại, đi học. Nhất là các bạn trẻ đi lại rất nhiều do nhu cầu của đời sống hay đi làm thêm, học thêm.

Trong khi đó, đất của đô thị quá chật cho nên không gian bảo đảm việc dạy và học hạn chế. Chỗ trọ, nơi ở, điều kiện học tập, thực hành cũng không đảm bảo. Nhiều trường đại học khuôn viên đẹp nhưng đến nay chia nhà tập thể nên không còn là môi trường văn hoá của nhà trường; nhà dân xen kẽ ký túc xá với nhà trường tạo không gian lộn xộn, không xứng là trường đại học.

Theo đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, nguyên nhân được nói đến ở đây là do cơ bản các trường ngại đi xa. Có nhiều trường có việc dịch chuyển ngược từ bên ngoài vào trung tâm như Đại học Luật, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng… và bây giờ là cuộc chuyển ngược ra thì cũng gặp nhiều vướng mắc. Một phần do các thầy cô cùng gia đình đã sinh sống ổn định, không gian văn hoá đã quen. Có những thầy cô còn nhiều năm công tác nhưng cũng có những thầy đã có tuổi chỉ còn 5,7 năm công tác là nghỉ hưu nên càng chần chừ.

Ông Đỗ Chí Nghĩa cũng cho biết, nguyên nhân tiếp theo là, có tâm lý của các bạn trẻ là thích về Hà Nội học. "Chúng tôi đi nhiều trường đầu tư cơ sở vật chất rất tốt nhưng tuyển sinh rất khó khăn vì đơn giản là không ở các thành phố lớn, các trung tâm. Dường như người trẻ thích về các thành phố lớn, chỗ đông người, có không gian để giao lưu tốt hơn", ông Nghĩa nói và cho biết thêm, có tâm lý là nhiều gia đình, thậm chí có người trong các cơ quan quản lý không muốn cho con mình đi học xa, đến các đô thị khác.

Một nguyên nhân khác theo ông Nghĩa là: Chính sách không đồng bộ. Do nguồn vốn đầu tư cho những chỗ mà các trường đại học đến còn hạn chế. "Ví dụ như đại học quốc gia với quỹ đất hàng nghìn héc ta nhưng đầu tư còn hạn chế, rất nỗ lực nhà trường mới chuyển đi và sẽ rất khó khăn để nhà trường khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất", ông Nghĩa lấy ví dụ. 

Cuối cùng theo đại biểu Đỗ Chí Nghĩa là: Kỉ cương chưa nghiêm. "Việc anh đi cũng được, chưa chuyển đi cũng không sao, không ai nói gì đến trách nhiệm", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu đoàn Phú Yên, nhiều đời hiệu trưởng của một trường đại học các thầy cô đã chuyển bị tâm lý, tinh thần chuyển đi như Đại học Quốc gia; họ đã mua nhà, mua đất ở đó cách đây 20 năm nhưng sau rồi lại phải bán đi, bán ở thời điểm có khi giá rất rẻ. Thầy cô thì cảm giác thiệt đơn thiệt kép, trong khi kế hoạch không đảm bảo, kỉ cương không nghiêm.

di doi cac truong dai hoc ra ngoai thanh khong the nong voi da cham phai chac hinh 3

Đại học Luật Hà Nội cũng thuộc diện phải di dời.

Việc di dời phải tính toán một cách cặn kẽ trong một chiến lược tổng thể

"Sắp tới, việc di dời các trường này theo tôi không thể nóng vội, đã chậm phải chắc, phải rà soát lại xem cơ sở vật chất, từng điều kiện cụ thể, xem không gian ở đó phù hợp không. Cần tránh ra chủ trương nóng vội rồi đi ào ạt, nơi đến chưa bảo đảm trong khi nơi cũ vẫn đang phục vụ giảng dạy tốt. Có nơi giao thông không ách tắc lắm thì di dời sẽ lãng phí nguồn lực. Đất nước chúng ta còn nghèo nên phải chắt chiu", ông Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh.

Một vấn đề khác cũng được ông Đỗ Chí Nghĩa đặt ra đó là, khi trường đại học đã di dời rồi thì cơ sở vật chất còn lại cũng cần tính toán, sử dụng vào việc gì phù hợp. Nếu trường chuyển đi mà lại nhồi vào đó khu đô thị, khu dân cư cao tầng thì sẽ tắc nghẽn nhiều hơn. "Còn trường thì còn không gian, cây xanh, nhưng nếu chèn đô thị vào thì bê tông thì còn gây hại nhiều hơn, ý nghĩa sẽ không còn như trước nữa", ông Nghĩa nói.

Theo đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, phải xác lập lại kế hoạch, trường nào đi trước, trường nào đi sau. Phải đảm bảo cơ chế cho sinh viên, nhất là các sinh viên nghèo bởi vì họ phải đi làm thêm để sống, học tập. Chính sách trợ giúp họ thế nào? môi trường họ đang đến trợ giúp họ ra sao?

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, lắng nghe ý kiến của dư luận xã hội, phụ huynh sinh viên nói chung. Khi gia đình các em có khúc mắc thì cần trao đổi, lý giải thấu đáo tạo sự đồng thuận. Sự đồng thuận này mới tạo sự hiệu quả, đến khi chuyển các trường đến nơi mới thì không còn băn khoăn, suy nghĩ.

"Tất cả những việc đó phải tính toán một cách cặn kẽ trong một chiến lược tổng thể chứ không phải hô lên được là được và đổ trách nhiệm cho một ai đó", ông Nghĩa nhấn mạnh và cho rằng, cái gì thuộc về cơ chế phải tháo gỡ về cơ chế, đến khi xong xuôi, khắc phục rồi thì cá nhân nào không đi, cá nhân nào chủ trì thì lúc đó mới quy trách nhiệm cá nhân được.

"Lúc này cần làm cặn kẽ, kĩ lưỡng, thận trọng, chắc chắn và liệu cơm gắp mắm trong điều kiện rất cụ thể về kinh tế, văn hoá, quan tâm đến thế hệ trẻ một cách đầy đủ. Tôi tin khi chúng ta có các đô thị đại học, thành phố đại học có không gian thì cha mẹ các em cũng thấy yên tâm, các em cũng thấy phấn khởi vì xứng đáng với người trẻ, với tương lai đất nước chúng ta", ông Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội tập trung giải quyết tình trạng ô nhiễm, đẩy nhanh tiến độ dự án nước sạch

Hà Nội tập trung giải quyết tình trạng ô nhiễm, đẩy nhanh tiến độ dự án nước sạch

(CLO) Ngày 17/5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Quy định mới về khai thác cát, sỏi: Phải tạm dừng khai thác nếu có hiện tượng sạt lờ bờ sông

Quy định mới về khai thác cát, sỏi: Phải tạm dừng khai thác nếu có hiện tượng sạt lờ bờ sông

(CLO) Chính phủ yêu cầu trường hợp đang khai thác cát, sỏi mà có hiện tượng sạt lở bờ tại khu vực khai thác, thì phải tạm dừng việc khai thác; đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khai thác để chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ, bãi sông, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Tin tức
Chính phủ thông qua Đề nghị đưa Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024

Chính phủ thông qua Đề nghị đưa Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024

(CLO) Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như đã quy định. Sắp tới, sẽ trình Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024) theo quy trình xem xét, thông qua tại một kỳ họp.

Tin tức
Hà Nội tổ chức Giải Báo chí xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Nội tổ chức Giải Báo chí xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII - năm 2024.

Tin tức
Mở rộng thí điểm dùng cát biển làm vật liệu san lấp để bù đắp phần thiếu hụt từ cát sông

Mở rộng thí điểm dùng cát biển làm vật liệu san lấp để bù đắp phần thiếu hụt từ cát sông

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương lập phương án tổng thể nhu cầu về vật liệu san lấp cho các dự án theo tiến độ cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng khả năng cung ứng của cát sông. Đề xuất việc mở rộng thí điểm sử dụng cát biển để bù đắp phần thiếu hụt từ cát sông với các giải pháp cụ thể gắn với trách nhiệm giải quyết của từng tập thể, cá nhân.

Tin tức