(CLO) Tính đến 6 giờ sáng 4/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là trên 26,4 triệu ca, trong đó có trên 871.000 người thiệt mạng. Ấn Độ tiếp tục lập kỷ lục về số ca mắc mới.
Trong vòng 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 269.000 ca mắc COVID-19 mới và trên 5.500 ca tử vong, chủ yếu tập trung ở Ấn Độ, Mỹ và Brazil.
Trong vòng 24 giờ qua, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất với 84.156 ca, cao nhất từ trước tới nay. Con số này còn cao hơn tổng số ca mắc trong 24 giờ qua của cả Mỹ (trên 40.000) và Brazil (trên 40.000 ca) cộng lại.
Trong 24 giờ qua, với 84.156 ca mắc COVID-19 mới, Ấn Độ hiện ghi nhận trên 3,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 68.500 ca tử vong.
Chỉ trong tháng 8 vừa qua, Ấn Độ có thêm gần 2 triệu ca mắc COVID-19, cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Kể từ ngày 30/7, Ấn Độ ghi nhận ít nhất 50.000 ca/ngày. Con số này đã tăng lên hơn 78.000 ca/ngày trong hai ngày cuối của tháng 8. Các chuyên gia y tế nhận định đỉnh dịch COVID-19 tại Ấn Độ vẫn còn xa.
Trong khi đó, Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) cho hay nước này đã tiến hành hơn 1 triệu lượt xét nghiệm COVID-19 trong ngày thứ 3 liên tiếp, với 1,17 triệu lượt vào ngày 2/9. Tổng số lượt xét nghiệm hiện đã lên đến 45,5 triệu. Tỷ lệ tử vong của Ấn Độ hiện ở mức 1,76%, thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Kể từ ngày 1/9, Ấn Độ bước vào giai đoạn 4 nới lỏng phong tỏa. Theo đó, các trường học vẫn sẽ đóng cửa trong cả tháng 9. Dịch vụ đường sắt được phép từng bước nối lại hoạt động từ ngày 7/9, trong khi các sự kiện công cộng bị giới hạn tối đa 100 người tham gia kể từ ngày 21/9.
Các trường đại học ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã náo nhiệt trở lại khi các sinh viên từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước quay trở lại học tập.
Đầu năm nay, có tới hơn 1 triệu sinh viên tại Vũ Hán đã phải ở nhà, học trực tuyến khi các toàn bộ các trường đều đóng cửa vì dịch bệnh.
Trong khi đó, học sinh các cấp học khác cũng đã quay trở lại trường. Để bảo đảm an toàn, chính quyền địa phương khuyến cáo các bậc cha mẹ và sinh viên tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Trước khi trở lại trường, toàn bộ sinh viên đều phải xét nghiệm, trong khi các sinh viên quốc tế phải cách ly 14 ngày. Kể từ giữa tháng 5 đến nay, Vũ Hán chưa ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng nào.
Trung Quốc ghi nhận 11 ca nhiễm mới COVID-19, tăng 8 trường hợp so với ngày trước đó. Trong thông báo ngày 3/9, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết tất cả các trường hợp nhiễm mới đều là các ca "nhập khẩu" và có liên quan tới du khách từ nước ngoài, đánh dấu ngày thứ 18 liên tiếp không có ca nhiễm nội địa.
Bangladesh ghi nhận 2.158 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 319.686 ca. Số ca tử vong cũng tăng lên 32 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 4.383 ca.
Bộ Y tế Iran ngày 3/9 thông báo ghi nhận 1.994 ca mắc, nâng tổng số ca nhiễm lên 380.746 ca kể từ khi dịch bùng phát tại nước này hồi tháng 2. Dịch bệnh cũng đã cướp đi sinh mạng của 21.926 người tại Iran, tăng 129 ca trong 24 giờ qua.
Trong ngày 3/9, Indonesia thông báo ghi nhận 3.622 ca mắc COVID-19 và 134 ca tử vong. Đây là ngày có số ca mắc COVID-19 cao nhất tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ ngày 22/7. Như vậy, tính tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia là 184.268 ca, trong đó có 7.750 ca tử vong.
Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này ghi nhận 1.987 ca mắc COVID-19 và 65 ca tử vong. Đây là mức thấp nhất trong 5 tuần qua. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Philippines là 228,403 ca, trong đó có 3.688 ca tử vong.
Sau hơn 100 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, ngày 3/9, Thái Lan đã ghi nhận ca mắc đầu tiên là một người đàn ông vừa bị tống giam tại nhà tù ở thủ đô Bangkok.
Người này từng làm DJ tại một câu lạc bộ giải trí ban đêm và trước đó không đi nước ngoài hay có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. Hiện người này nhập viện điều trị, trong khi các tù nhân từng tiếp xúc với anh ta đã được cách ly.
Đây là ca đầu tiên lây nhiễm trong cộng đồng tại Thái Lan kể từ ngày 26/5 vừa qua. Tất cả các trường hợp mắc COVID-19 tại Thái Lan được ghi nhận trong 3 tháng qua đều là các ca "nhập khẩu" và được phát hiện trong quá trình cách ly.
Trong khi đó, nhà chức trách Singapore vừa phát hiện các ổ dịch COVID-19 mới tại khu nhà tập thể dành cho lao động nhập cư nước ngoài.
Phần lớn 57.000 ca nhiễm của Singapore đến từ các khu nhà tập thể - nơi sinh sống của trên 300.000 người lao động, chủ yếu gốc Nam Á làm việc trong các lĩnh vực như xây dựng và đóng tàu.
Tháng trước, giới chức Singapore thông báo toàn bộ lao động mắc bệnh sống tại các khu nhà này đã hoàn toàn bình phục hoặc đã có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, trong một thông báo đưa ra ngày 3/9, Bộ Y tế Singapore cho biết các ổ dịch mới đã được phát hiện tại ít nhất 3 khu nhà tập thể cho người lao động nhập cư, với 43 ca nhiễm mới.
Bên cạnh xét nghiệm dịch hầu họng, lực lượng chức năng Singapore còn đang tiến hành xét nghiệm huyết thanh đối với những người sinh sống tại các khu nhà tập thể này.
Tại Mỹ, các phòng tập tại thành phố New York đã bắt đầu mở cửa trở lại, với việc đảm bảo các quy định an toàn. Các phòng tập này chỉ được hoạt động với 30% công suất, trong khi các thành viên phải đeo khẩu trang và giãn cách 2m. Các bể bơi sẽ vẫn đóng cửa và các thành viên phải tập ngoài trời, thay vì trong phòng kín.
Những phòng tập khác tại bang New York đã mở lại với công suất hạn chế vào ngày 24/8 vừa qua, trong khi giới chức thành phố New York quyết định lùi thời điểm mở lại đến ngày 2/9.
Việc ăn uống bên trong các nhà hàng sẽ vẫn bị cấm. Thực khách chỉ được phép ăn ngoài trời và phải có hàng rào ngăn cách.
Chính phủ Australia ngày 3/9 đã quyết định gia hạn lệnh cấm đi ra nước ngoài và du thuyền quốc tế cập cảng nước này đến giữa tháng 12 tới do lo ngại về những rủi ro mà dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và nước ngoài gây ra.
Toàn châu Âu ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm 46 ca/100.000 người, hầu như trở lại số ca nhiễm hồi tháng 3 - tháng bắt đầu giai đoạn đỉnh dịch tại châu lục này.
Theo số liệu của ECDC, số ca nhiễm trong tháng 3 tại châu Âu đã bắt đầu tăng mạnh lên khoảng 40 ca/100.000 người vào cuối tháng 3 và tiếp tục tăng tới khoảng 70 ca/100.000 người vào cuối tháng 4. Số ca nhiễm tăng hiện nay một phần do các nước tăng xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Tại CH Séc, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Trong 24 giờ qua, nước này có 354 ca bệnh, nâng tổng số ca lên 26.127.
Trong khi đó, Sắc lệnh do Chính phủ Nga công bố ngày 3/9 cho biết nước này đã nối lại các chuyến bay quốc tế với Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Maldives.
Chính phủ Nga đã chấp nhận tần suất 3 chuyến bay/tuần tới Cairo (Ai Cập), cũng như 2 chuyến bay/tuần tới Dubai và tới Sân bay quốc tế Velana của Maldives.
Tại Anh, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ngày 3/9 cho biết Anh có thể đưa ra quyết định ngày 4/9 về việc liệu có áp đặt biện pháp cách ly 14 ngày đối với những người đến từ Bồ Đào Nha sau các ca nhiễm COVID-19 bắt đầu gia tăng tại các địa điểm nghỉ mát nổi tiếng.
Chưa đầy 2 tuần trước, Anh cho phép những người đi nghỉ mát đến Bồ Đào Nha mà không có bất kì hạn chế nào, tuy nhiên sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 tại đây đã gây đồn đoán Bồ Đào Nha sẽ bị đưa trở lại danh sách các nước cần áp dụng các biện pháp cách ly.
(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.
(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.
(CLO) Nhóm 4 đối tượng đã trộm 16 hộp đen khác trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… với tổng giá trị thiệt hại khoảng 460 triệu đồng.
(CLO) Công an tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (SN 1971, trú tại: Tổ 11, phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.
(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.
(CLO) Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
(CLO) Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, liên ngành Y tế - Giáo dục đã phối hợp chuẩn bị Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).
(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.
(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.
(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.
(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc tuyên bố đã tiến vào vùng biển Bắc Băng Dương lần đầu tiên trong khuôn khổ cuộc tuần tra chung với Nga, cho thấy sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa hai nước tại khu vực này.
(CLO) Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) một lần nữa trì hoãn quyết loại Israel ra khỏi các giải đấu của mình, nhưng nói rằng sẽ tiến hành một cuộc điều tra để đáp lại lời kêu gọi của Liên đoàn Bóng đá Palestine.
(CLO) Có tới 8 bang của Mỹ đang yêu cầu cấm những người không phải công dân Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm nay, mặc dù việc bỏ phiếu này vốn đã là không hợp pháp.
(CLO) Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi, đã ra lệnh tăng cường phòng thủ ở khu vực Donetsk, một ngày sau khi lực lượng Kiev tuyên bố rút khỏi thị trấn Vuhledar.
(CLO) Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức vẫn cần phải nỗ lực cải thiện cuộc sống của người dân ở phía đông, những người phải chịu thiệt thòi trong những năm sau khi Đông Đức và Tây Đức thống nhất.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị khiêu khích, trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Hàn Quốc đang gia tăng.
(CLO) Vương quốc Anh hôm thứ Năm (3/10) cho biết sẽ trao trả Chagos, một chuỗi đảo nhiệt đới ở Ấn Độ Dương, cho Mauritius, chấm dứt các cuộc tranh chấp kéo dài nhiều thập kỷ.
(CLO) Masamitsu Yoshioka, người sống sót cuối cùng trong số 770 phi công Nhật Bản tham gia tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, đã qua đời ở tuổi 106.
(CLO) Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại miền nam Lebanon vẫn duy trì hiện diện, bất chấp việc Israel yêu cầu họ di chuyển, và đang cung cấp kênh liên lạc duy nhất giữa quân đội của hai nước.