Điều gì hấp dẫn "đại bàng" bán dẫn Đài Loan tới Việt Nam "làm tổ"?

Thứ hai, 08/04/2024 18:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử bán dẫn, đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên doanh nghiệp hệ sinh thái của ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam kêu gọi Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Trong Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) diễn ra vào chiều 8/4, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết:  Các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đã đến Việt Nam từ rất sớm trong những ngày đầu “mở cửa” đầy khó khăn.

dieu gi hap dan dai bang ban dan dai loan toi viet nam lam to hinh 1

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: VV)

Quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan đã phát triển tích cực và ngày càng sâu rộng trên nhiều ngành và lĩnh vực. 

“Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu của Đài Loan trong khu vực ASEAN và thế giới”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.

Năm 2023, nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan đạt 2,2 tỷ USD. Lũy kế đến hết năm 2023, Đài Loan đứng thứ 4/145 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với gần 3.200 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 39,5 tỷ USD. Đài Loan hiện còn là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, Việt Nam hiện trên đà phục hồi và phát triển kinh tế. Năm 2023, Việt Nam đạt mục tiêu tổng quát đề ra, trong đó kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát, tăng trưởng kinh tế năm ở mức 5,05% thuộc mức tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, xuất siêu kỷ lục với 28 tỷ USD…

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho rằng, Đài Loan là nền kinh tế lớn với trình độ công nghệ kỹ thuật cao với hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có đầu tư tại Việt Nam. Do đó, để thúc đẩy hợp tác đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam thời gian tới, Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Đài Loan đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử bán dẫn, đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên doanh nghiệp hệ sinh thái của ngành công nghiệp bán dẫn. Đây cũng là lĩnh vực mà doanh nghiệp Đài Loan có thể mạnh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Đài Loan tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng cường đầu tư lao động cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.

“Đề nghị doanh nghiệp Đài Loan liên kết với doanh nghiệp Việt đủ điều kiện để liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, bên cạnh tuân thủ quy định pháp luật, doanh nghiệp Đài Loan còn cần quan tâm đến đời sống người lao động, an sinh xã hội”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.

Điều gì hấp dẫn "đại bàng" bán dẫn Đài Loan tới Việt Nam "làm tổ"?

Trong khi đó, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận: Việt Nam có rất nhiều yếu tố tích cực để nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) phát huy được thế mạnh khi đầu tư vào Việt Nam.

Đơn cử, với dân số trên 100 triệu người, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ dồi dào và là một thị trường không nhỏ với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.

dieu gi hap dan dai bang ban dan dai loan toi viet nam lam to hinh 2

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (Ảnh: VV)

Bên cạnh đó, Việt Nam giữ được sự cân bằng, ổn định trong quan hệ với các cường quốc hàng đầu thế giới, giữ được vị thế quốc tế và là quốc gia có hoà bình và ổn định chính trị-xã hội hàng đầu thế giới, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.

“Việt Nam cũng đang phấn đấu đến năm 2045 gia nhập nhóm các quốc gia phát triển, có thu nhập cao. Đây là mục tiêu, là khát vọng, là động lực chung của quốc gia cũng như của mỗi người dân và của mỗi doanh nghiệp Việt Nam”, ông Phạm Tấn Công nói.

Theo Chủ tịch VCCI, trong những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những khó khăn của kinh tế toàn cầu, quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan tiếp tục tăng trưởng. Trong khi đầu tư toàn cầu có xu hướng giảm thì năm 2023 đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam vẫn đạt con số trên 2,7 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2022.

“Hiện, hầu hết các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan như Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đầu tư vào Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên", ông Phạm Tấn Công nói.

Trong Diễn đàn này, nhiều doanh nghiệp trong nước như Khu công nghiệp Deep C, KCN Green Ipark; KCN Bảo Minh, KCN Hoà Phát, Viglacera; Ngân Hàng BIDV CN Tây Hồ, Công ty Xây dựng Hợp Lực; Hệ sinh thái DVL Ventures đều mong muốn sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô