Đình Lương Xá: 300 năm còn 1 ngày tuổi

Thứ tư, 01/08/2018 10:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đình Lương Xá (thôn Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có lịch sử hơn 300 năm. Đình có nhiều cấu kiện gỗ, nhà tiền tế trang trí bằng hoa văn, họa tiết có gía trị nghệ thuật. Tuy nhiên, Đình Lương Xá đã bị hạ giải, bê tông hóa trong quá trình tu bổ sửa chữa.

 

 

Báo Công luận
Đình Lương Xá tại thời điểm chiều 31/7/2018. Ảnh: Q.T.

 

Xóa sổ đình cổ

Đình Lương Xá bao gồm các hạng mục Nghi môn, Đại bái, Hậu cung cùng sân tường bao quanh. Việc tu bổ xây dựng đã hạ giải toàn bộ Đại bái, Hậu cung. Vị trí trước đây là đình cũ với kiến trúc gỗ được thay thế hoàn toàn bằng kết cấu bê tông, hiện đã dựng cột, vì kèo và đang hoàn thiện phần mái.

Các cấu kiện gỗ, chi tiết mảng chạm, hiện vật chất liệu gỗ được tập kết lưu giữ tại nhà văn hóa thôn Lương Xá.

Đến thôn Lương Xá, câu chuyện về việc sửa chữa, tu bổ đình Lương Xá ai cũng biết, nhiều người người cao tuổi, am hiểu lịch sử, văn hóa của làng thì không khỏi xót xa. Theo những vị cao niên trong làng: “Thời chiến tranh, tường gạch bị phá hết, đình chỉ còn nóc và cột xung quanh. Hòa bình lập lại, người dân sửa sang lại bằng gỗ xoan, bạch đàn, xà cừ. Tuy nhiên, 3 gian chính được làm bằng gỗ lim. Đến nay, những kiến trúc như cột, đầu nghé vẫn nguyên”.

 

Báo Công luận
 Toàn bộ phần cột kèo của đình cổ bị vứt ngổn ngang ở sân nhà văn hóa. Ảnh: Q.T.

 

Để hiểu rõ hơn về quá trình tu bổ, sửa chữa Đình, ông Nguyễn Ngọc Tấn - Thủ từ đình Lương Xá cho biết: “Vừa rồi, có gia đình cung tiến 3 - 4 tỷ đồng. Chúng tôi thống nhất trong ban kiến thiết thông qua dân thì mỗi 1 khẩu đóng 800.000 đồng. Dân cũng mong Đình được công nhận là di tích nhưng mong thì lại phải có tiền. Huyện, xã này họ cứ im re nhưng từ lúc bắt đầu bàn tán về chuyện sửa Đình họ cũng ủng hộ lắm. Họ cũng chăm chút nên họp, báo cáo họ cũng đến dự. Chính quyền địa phương cũng đồng ý cho sửa chữa vì nếu không sửa thì sẽ bị sập”.

Lý giải về việc sửa chữa, tu bổ dùng bê tông thay cho gạch, ông Tấn chia sẻ: “Chủ đầu tư bảo làm như vậy bền, chắc hơn. Thống nhất đôi bên, dân bảo phần dưới (quá gian) làm cột (cột gỗ bỏ đi làm bằng bê tông), phần trên (câu đầu) chi tiết chạm chổ, đục đẽo (bằng gỗ cũ) giữ nguyên. Số xà lim còn lại sẽ chuyển hết vào hậu cung vì còn ít”.  

Báo Công luận
 Đình mới xây dựng từ bê tông cốt thép. Ảnh: Q.T

Được biết, cuối năm 2017, lãnh đạo thôn Lương Xá, lãnh đạo xã Liên Bạt đã làm tờ trình xin tu sửa di tích. Tuy nhiên, vì thiếu các thủ tục về tu bổ nên ông Hoàng đã có văn bản đề nghị UBND xã Liên Bạt tổ chức lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ tôn tạo đình Lương Xá theo quy định, đặc biệt yêu cầu xác xác định rõ nguồn vốn. Khi chưa hoàn thành thủ tục, thôn đã hạ giải toàn bộ ngôi đình 300 tuổi, để tiến hành nâng nền, biến các hạng mục từ vật liệu gỗ thành vật liệu xi măng cốt thép. 

Về vấn đề này, ông Lương Ngọc Hoàng - Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa có nắm được sự việc nhưng mới chỉ nhắc nhở, chưa tham mưu cho huyện ra văn bản xử lý vi phạm. Ông Hoàng cho rằng về mặt quản lý Nhà nước đã có những thiếu sót. “Tôi sai sẽ nhận trách nhiệm. Đây là bài học trong công tác quản lý di tích của tôi” - ông Lương Ngọc Hoàng cho biết.

Bất chấp lệnh cấm

Ngày 30/7, sau buổi làm việc với đại diện lãnh đạo thôn Lương Xá, đại diện lãnh đạo xã Liên Bạt, đại diện lãnh đạo phòng VH&TT Ứng Hòa, đoàn kiểm tra của Sở VH&TT Nội đã yêu cầu đình chỉ thi công công trình sai quy định. Theo ông Lương Ngọc Hoàng - Phó Trưởng phòng VH&TT huyện Ứng Hòa, đến 18 giờ ngày 30/7 ông đã ra hiện trường kiểm tra và xác định tình trạng ngừng thi công. Các cấu kiện gỗ đã được che bạt bảo quản.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV ngày 31/7, việc xây dựng, sửa chữa đình làng Lương Xá vẫn diễn ra. Tại công trình, công nhân trộn xi măng, hàn cắt, lắp ráp các cột bê tông lên mái vẫn làm bình thường. Vị trí di tích nằm ngay trên đường quốc lộ 21B, cách UBND huyện chưa đầy 1 km.

Báo Công luận
 Việc xây dựng đình mới trên nền cũ diễn ra tích cực. Ảnh: Q.T

Ngạc nhiên trước tình trạng trên, PV đã tìm gặp ông Phạm Tự Khải - Trưởng thôn Lương Xá. Tỏ ra khó chịu trước sự xuất hiện của phóng viên, ông Khải cho rằng việc hạ giải, sửa chữa đình là bức thiết để tránh sụp đổ. “Chúng tôi đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn với toàn thể nhân dân, thống nhất phương án đóng góp tu bổ và hạ giải đình. Số tiền tu bổ dự kiến khoảng 5 tỷ đồng, có các “mạnh thường quân” ủng hộ gần 3,5 tỉ. Chúng tôi huy động nhân dân trong thôn khoảng 1,5 tỷ. Thôn Lương Xá có 1.200 người, dự tính mỗi người 800 nghìn là đủ chi phí tu bổ” – ông Khải cho hay.

Trao đổi thêm với ông Lương Ngọc Hoàng về vấn đề góp tiền tu bổ, ông Hoàng cho biết: “Chắc là 800 nghìn đồng/hộ dân chứ làm gì trên người. Việc này do thôn thực hiện, không phải do chúng tôi”.

Báo Công luận
Ngôi đình 300 tuổi đã hoàn toàn bị xóa sổ. Ảnh: Q.T

Mặt khác, theo biên bản cuộc họp ngày 30/7, ông Khải cũng khẳng định năm 2017, chính quyền thôn cũng đã tổ chức họp dân thống nhất mỗi khẩu đóng 200 nghìn đồng để tu sửa đình. Nhưng đến cuối năm sau khi khảo sát nhận thấy chi phí tu sửa phải hơn tỉ nên thôn đã họp dân và thống nhất đóng góp 800 nghìn đồng/khẩu. Mặc dù vậy, việc phân bổ theo nhân khẩu để huy động tu bổ di tích là điều hiếm thấy và sai quy định về cách thức huy động xã hội hóa.

Việc tự hạ giải Đình Lương Xá, theo ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội đã làm sai quy định, làm di tích bị hư hỏng hết. “Dù đình Lương Xá chưa được xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê cần được bảo vệ. Chính vì vậy, việc tu bổ vẫn phải xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có Sở VH&TT Hà Nội. Tuy nhiên, tôi chưa nhận được văn bản xin ý kiến nào của địa phương”, ông Trương Minh Tiến cho biết.

Quang Tấn

Tin khác

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa