DN làm nhiệm vụ kinh doanh và khám phá thị trường

Thứ hai, 09/11/2015 09:30 AM - 0 Trả lời

Tiếp nối câu chuyện về sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập chính là câu chuyện về vị trí, vai trò và chức năng của doanh nghiệp (DN) nội địa. Trở thành đầu tàu với nhiệm vụ kinh doanh và khám phá thị trường chính là mắt xích tiếp theo của sợi dây mang tên "liên kết chuỗi".

(CLO) Tiếp nối câu chuyện về sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập chính là câu chuyện về vị trí, vai trò và chức năng của doanh nghiệp (DN) nội địa. Trở thành đầu tàu với nhiệm vụ kinh doanh và khám phá thị trường chính là mắt xích tiếp theo của sợi dây mang tên "liên kết chuỗi".

Nông nghiệp Việt Nam hội nhập: “Phải biến Hợp tác xã thành APO các cấp”

Nông nghiệp Việt Nam hội nhập: “Phải biến nông dân thành thị dân”

Hội nhập: Nông nghiệp Việt Nam có chấp nhận thách thức?

[caption id="attachment_59717" align="aligncenter" width="680"]đ Công cuộc đưa nông phẩm Việt Nam đến với các thịt trường tiềm năng và màu mỡ là nhiệm vụ "mới" của DN - Ảnh minh họa[/caption]

Vị trí và vai trò của DN trong nền nông nghiệp Việt Nam không phải là chưa được bàn đến. Trước đây, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã từng nhấn mạnh, “DN sẽ là người dẫn dắt chuỗi giá trị trong sản xuất".

Áp dụng chiến lược trên vào nền nông nghiệp Việt Nam thì nhận định để "DN làm nhiệm vụ kinh doanh và khám phá thị trường" của ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn có lẽ là một xu hướng tất yếu. Điều đáng nói ở đây chính là nhiệm vụ của DN kinh doanh nông phẩm đã được xác định cụ thể và rõ ràng hơn.

"Không nên đổ tất cả mọi vấn đề cho DN như các trách nhiệm tổ chức nông dân hay hỗ trợ nông dân về vốn. Tổ chức nông dân phải là vấn đề của các hợp tác xã, cung cấp nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất là công việc của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng, của Ngân hàng Thương mại trong và ngoài Nhà nước.... Đối với DN, không thể đứng ra kêu gọi lòng hảo tâm của họ trong các nhiệm vụ trên bởi họ là người làm kinh doanh mà kinh doanh thì đều phải tính đến yếu tố lợi nhuận và lợi ích. Phải làm cách nào đó để DN kinh doanh có lãi thì họ mới mong muốn phát triển và tiếp tục kinh doanh các mặt hàng nông phẩm của người nông dân", ông Thịnh nhấn mạnh.

Quan tâm đến lợi nhuận và tìm mọi cách để gia tăng lợi nhuận đó trong mỗi một thương vụ "làm ăn" chính là yếu tố sống còn để DN tồn tại và phát triển. Đó là yếu tố mang tính quy luật của mọi DN chứ không riêng gì DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bàn thêm về vai trò dẫn dắt chuỗi giá trị, ông Thịnh cũng cho biết, khám phá thị trường là việc làm của DN. Nông nghiệp Việt Nam muốn hội nhập trong nền kinh tế thị trường thì phải "biến thể" để trở thành nền nông nghiệp kinh tế thị trường. Có nghĩa, người nông dân phải sản xuất ra sản phẩm mà khách hàng yêu thích hay nói một cách vĩ mô là "cái mà thị trường cần và cái thị trường thiếu".

Tuy nhiên, nông dân thì ở "xa" và cũng không có kiến thức chuyên sâu về phân tích thị trường nên họ không thể làm được công việc "nắm bắt thị yếu khách hàng". Công việc này là của DN - đó là "sự phân cấp về mặt trách nhiệm" của từng lực lượng tham gia vào thành phần sản xuất.

Những lời nhận định này của ông Thịnh đã phần nào chỉ rõ hơn về sự chuyên môn hóa nhiệm vụ trong dây chuyền "tổ chức sản xuất". Người nông dân hãy cứ an tâm phát huy và hoàn thành vai trò chủ chốt trong sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao. Hợp tác xã hãy cứ chú tâm trong công việc kết nối người nông dân với DN như tư vấn, bảo vệ quyền lợi của người nông dân, chỉ cho họ những điều mà họ cần biết và cần làm để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; đồng hành cùng DN trong công cuộc tìm hiểu và đánh giá khả năng sản xuất của người nông dân... Phần còn lại của chuỗi liên kết sản xuất: tìm đầu ra và thị trường "màu mỡ" trên "trận địa tiền phương" là các thị trường trong và ngoài nước là nhiệm vụ và công việc của DN.

Khi từng nhân tố gồm hậu phương sản xuất là người nông dân, trung gian kết nối là hợp tác xã và đầu tàu trên chiến tuyến kinh doanh là DN đều nắm rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong từng mắt xích mang tên "chuỗi liên kết" thì tương lai của nông nghiệp Việt Nam, của nông phẩm Việt Nam sẽ không bao giờ rơi vào tình thế "đà điểu vùi đầu vào cát” để tránh nguy hiểm hay "cầu may" để tồn tại mà luôn sẵn sàng tâm thế đương đầu với những thử thách, biến nguy cơ thành thời cơ, tận dụng những cơ hội của hội nhập để phát triển bền vững.

Một khi đã nắm vững và hoạt động bài theo mô hình này thì những khó khăn của một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún, "vô" thương hiệu sẽ không còn là hiện thực cứ dai dẳng và đeo bám mãi nền nông nghiệp Việt Nam. "Hợp tác để kết nối, dựa dẫm để phát triển" là câu chuyện không hề cũ và cũng không hề mới trong thời buổi hội nhập.

Quỳnh Liên

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp