"Đổ thêm dầu vào lửa", Trung Quốc ra lệnh cấm toàn bộ ngân hàng sử dụng tiền điện tử

Thứ sáu, 21/05/2021 06:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tiền điện tử đang "xâm phạm nghiêm trọng đến sự an toàn của tài sản và phá vỡ trật tự kinh tế và tài chính".

(Nguồn: Pixabay Photo).

(Nguồn: Pixabay Photo).

Tác động lên thị trường tiền ảo thế giới

Theo Reuters, Trung Quốc đã cấm bất kỳ tổ chức tài chính và công ty thanh toán nào kinh doanh liên quan đến tiền điện tử.

Thị trường tiền điện tử đã phát triển mạnh mẽ trong nước này, mặc dù các sàn giao dịch tiền điện tử và các dịch vụ tiền xu ban đầu đều bị cấm.

Động thái này cho thấy Trung Quốc tiếp tục đàn áp tất cả các hoạt động của tiền điện tử bên trong quốc gia này.

Điều này cũng đang có những tác động lan tỏa lên phần còn lại của thế giới.

Điển hình, theo trang web Coindesk, Bitcoin nhanh chóng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng xuống mức 31.926 USD, trước khi tăng giá trở lại khoảng 40.000 USD. Nhiều loại tiền điện tử nổi bật khác cũng đang có dấu hiệu giảm mạnh.

“Gần đây, giá tiền điện tử tăng vọt rồi giảm mạnh, và giao dịch đầu cơ tiền điện tử đã tăng nhanh trở lại, xâm phạm nghiêm trọng đến sự an toàn tài sản của mọi người và phá vỡ trật tự kinh tế cũng như nền tài chính bình thường”, Hiệp hội Tài chính Mạng Quốc gia Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Thanh toán và Bù trừ Trung Quốc cùng cho biết trong một tuyên bố chung, Reuters trích dẫn.

Các tổ chức này hiện phải tránh cung cấp bất kỳ dịch vụ tiền điện tử nào liên quan đến giao dịch, thanh toán hoặc đăng ký tài khoản.

Đàn áp tiền điện tử, liệu có động cơ thầm kín?

Tuy nhiên, đó là một phần nhỏ của một xu hướng lớn hơn nhiều. Vào năm 2017, Trung Quốc đã cấm tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử địa phương, gây ra một tác động lớn cho thị trường tiền điện tử toàn cầu vì quốc gia này đại diện cho 90% giao dịch Bitcoin toàn cầu vào thời điểm đó.

Hai năm sau, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo rằng họ đang chặn tất cả các sàn giao dịch trong và ngoài nước cũng như các ICO.

Có thể có một động cơ thầm kín đằng sau cuộc đàn áp tiếp tục này của Trung Quốc lên các đồng tiền điện tử hiện hành.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hiện đang cố gắng phát triển loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền của riêng mình, được gọi là Thanh toán điện tử tiền tệ kỹ thuật số (DCEP). Đồng tiền này hiện đang trải qua một số thử nghiệm, như tờ South China Morning Post đã đưa tin vào tuần trước.

Cụ thể, đồng tiền kỹ thuật số này cho phép bất kỳ ai có điện thoại thông minh thực hiện thanh toán và chuyển khoản bằng cách liên kết tài khoản ngân hàng của họ với một ứng dụng ví điện tử.

Nếu điều này thành công, về cơ bản sẽ không có dòng tiền mặt nào là vô hình đối với Chính phủ.

Vào đầu tuần trước, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk cũng đã đưa ra thông báo trên tweet rằng nhà sản xuất ô tô điện này sẽ tạm ngừng mua xe bằng bitcoin khiến hàng trăm tỷ USD bị xóa sổ khỏi thị trường tiền ảo này. Công ty sẽ không bán bất kỳ đồng bitcoin nào và dự định sử dụng chúng để giao dịch “ngay khi việc khai thác chuyển đổi sang năng lượng bền vững hơn”.

Giám đốc điều hành của APAC tại Saxo Markets nói với tờ Bloomberg rằng: “Không có gì ngạc nhiên đối với tôi, vì quyền kiểm soát vốn của Trung Quốc có thể bị thách thức bởi việc mua tiền điện tử trong nước và chuyển ra khỏi đất nước này.

Vì vậy, việc tránh sử dụng chúng trong nước là điều cần thiết để duy trì quyền kiểm soát vốn. Loại tiền kỹ thuật số duy nhất có thể chấp nhận được đối với Chính phủ muốn nắm quyền kiểm soát vốn mạnh mẽ là đồng tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương của chính họ”.

Một khả năng khác là Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc thực sự đang quan tâm đến lợi ích của chính cư dân của mình.

Tóm lại, cho đến nay, Trung Quốc đã nói rõ rằng tiền điện tử ở thời điểm hiện tại không được chào đón ở nước này. Đất nước này đang tách mình khỏi việc đầu cơ tự phát và các mã thông báo có tính biến động cao, đồng thời thúc đẩy một loại tiền kỹ thuật số có thể mang lại cho Chính phủ nước này sức mạnh chưa từng có.

Sơn Tùng

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm