Doanh nghiệp bất động sản cần tránh lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Thứ bảy, 17/12/2022 07:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản cần đòn bẩy tài chính mới, cần liên doanh liên kết để tránh vốn vay quá lớn, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng.

Có dấu hiệu phục hồi nhưng nhiều thách thức

Chiều 16/12, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã tổ chức đại hội lần thứ 4 nhiệm kỳ 2022 - 2027 để báo cáo hoạt động nhiệm kỳ 3 (2017 - 2022) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 4.

doanh nghiep bat dong san can tranh le thuoc qua lon vao nguon von tin dung ngan hang hinh 1

Hiệp hội Bất động sản TP HCM nhận định thị trường năm 2022 có dấu hiệu phục hồi nhưng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Ảnh: Lê Giang.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA thông tin, trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS) tuy đã có dấu hiệu dần phục hồi với nguồn cung 11.600 căn nhà, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhìn tổng thể, thị trường BĐS đang cực kỳ khó khăn khi sức mua sụt giảm khiến tính thanh khoản của thị trường và các chủ đầu tư cũng giảm. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt, thiếu vốn lưu động, một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, giãn tiến độ đầu tư, giảm nhân sự.

Trong thời gian qua, chủ đầu tư, người mua nhà lẫn nhà đầu tư thứ cấp khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, vay được thì phải chịu lãi suất vay cao hơn. Các chủ đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hơn trước, khó huy động nguồn vốn khách hàng.

“Theo lộ trình thì Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024 nên trong gần 2 năm tới, hàng trăm dự án nhà ở thương mại vẫn chưa được tháo gỡ khó khăn”. Chủ tịch HoREA dự báo.

Do vậy, HoREA kỳ vọng đến năm 2023, Trung ương sẽ hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan vì đây là giải pháp có tính quyết định nhất thực hiện mục tiêu phát triển thị trường BĐS bền vững. Kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng và các cơ quan liên quan sớm xem xét, có kết luận dứt điểm các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc đất công.

Bên cạnh đó, cho giãn tiến độ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn thêm 24 tháng, cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu được thỏa thuận với nhà đầu tư mua trái phiếu để hoán đổi trái phiếu sang cổ phiếu, sản phẩm BĐS, nhà ở hoặc tài sản khác.

Đối với UBND TP HCM, Hiệp hội mong muốn UBND tiếp tục chỉ đạo các sở ngành liên quan xem xét giải quyết vướng mắc của hơn 100 dự án, đẩy mạnh công tác cấp sổ cho người mua nhà trong dự án nhà ở thương mại.

Doanh nghiệp BĐS tránh lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng

Phát biểu tại đại hội, ông Trần Hoàng Quân - Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho biết, lãnh đạo TP luôn đánh giá cao sự đóng góp của HoREA, doanh nghiệp BĐS vào sự phát triển BĐS nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. HoREA có nhiều góp ý, kiến nghị thiết thực, đặc biệt là góp ý vào các dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi…

Theo ông Quân, TP nhận thấy vướng mắc khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải vì bất cập của quy định pháp luật hiện hành. TP cũng tập trung chỉ đạo các sở ngành liên quan tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vì qua đó cũng tạo nguồn thu, kích thích tăng trưởng kinh tế cho TP

Giám đốc Sở Xây dựng nhận định, vướng mắc chủ yếu hiện nay tập trung ở các quy định pháp luật thuộc phạm vi của Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương như việc xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, cơ chế giáo đất - cho thuê đất… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

“Qua rà soát, các khó khăn vướng mắc các dự án trên địa bàn TP HCM hiện nay có thể chia làm 3 nhóm: nhóm không thể tháo gỡ được, nhóm có thể tháo gỡ được, nhóm phải tập hợp hồ sơ báo cáo lên cơ quan cấp trên để tháo gỡ những điểm nghẽn”, ông Quân nói.

doanh nghiep bat dong san can tranh le thuoc qua lon vao nguon von tin dung ngan hang hinh 2

Các thành viên Ban Chấp hành HoREA nhiệm kỳ 2022 - 2027 được bầu tại đại hội ngày 16/12. Ảnh: H.R

Để sớm tháo gỡ các khó khăn, TP đề nghị HoREA trong các kiến nghị đề xuất, phải xác định được thẩm quyền giải quyết, trách nhiệm cụ thể của các sở ngành có liên quan. Tổng hợp, phân loại các loại vướng mắc, kiến nghị cụ thể và có phương hướng giải quyết phù hợp quy định pháp luật của từng vụ việc.

Lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định, UBND TP đã chỉ đạo các sở ngành tích cực trong cải cách hành chính, tìm hướng tháo gỡ các vướng mắc về đầu tư xây dựng nhà ở, đất đai, góp phần phát triển thị trường BĐS, trong đó tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể về đất đai, quy hoạch, xây dựng, tài chính…

“TP HCM đã tạo một quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng của TP. Góp phần khắc phục khó khăn của chủ đầu tư trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. TP cũng kiến nghị và đề xuất với Chính phủ thay đổi các quy định về vốn chủ sở hữu, vốn pháp định đối với các chủ đầu tư dự án BĐS nhằm đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư có năng lực tài chính đầu tư phát triển dự án BĐS”, giám đốc Sở Xây dựng phát biểu.

Ông Quân cũng đề nghị, các sở ngành liên quan phối hợp với HoREA, kiến nghị Chính phủ xem xét thí điểm một số công cụ tài chính BĐS mới như phát triển quỹ tín dụng khai thác BĐS, quỹ tiết kiệm nhà ở… để tránh lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn tính dụng từ các ngân hàng.

Đối với danh nghiệp, ông Quân lưu ý cần nghiên cứu các giải pháp tái cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, phát triển phân khúc nhà ở bình dân, đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu sau đại dịch COVID-19; Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để hạn chế vốn vay quá lớn, phát sinh chi phí quá cao.

Góp ý tại đại hội, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng thông tin, liên quan Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi, trong tuần tới, Bộ sẽ chuyển sang Bộ Tư pháp làm cơ sở, sang năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội để trình ban hành.

“Đây là 2 bộ luật rất quan trọng liên quan lĩnh vực BĐS mà rất nhiều cơ chế, nội dung được tháo gỡ. Một số nội dung liên quan đến nhiều luật khác, ngành khác mà Bộ Xây dựng quản lý, đặc biệt là nhà ở xã hội có thể được tháo gỡ, giúp phát triển lĩnh vực bất động sản bền vững hơn”, ông Hoàng Hải nói.  

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS cũng đang biên soạn Nghị định về trình tự, thủ tục đầu tư dự án nhà ở. Theo ông Hải, đây là một điều rất hay vì hiện nay trình tự thủ tục liên quan rất nhiều luật, chưa kể các Nghị định, Thông tư. “Có nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần 1 Nghị định này, được quy định chi tiết, sẽ hiểu trình tự thủ tục cách làm. Cơ quan Nhà nước khi căn cứ vào rất dễ giám sát, kiểm tra”.

Ông Lê Hoàng Châu nhận định những thông tin mà ông Hoàng Hải, ông Trần Hoàng Quân và các đại biểu đóng góp tại đại hội là tín hiệu rất vui cho thị trường BĐS của TP nói riêng và lĩnh vực BĐS của cả nước nói chung.

Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành HoREA nhiệm kỳ 2022 - 2027, trong đó ông Lê Hoàng Châu tiếp tục được tín nhiệm và đắc cử chức Chủ tịch HoREA nhiệm kỳ 2022 - 2027. Hiệp hội cũng vinh dự nhận bằng khen của UBND TP HCM vì thành tích xuất sắc trong hoạt động nhiệm kỳ vừa qua.

Bình Luận

Tin khác

Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

(CLO) Trong đợt đấu giá này, 217 lô đất tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ được đưa ra đấu giá.

Bất động sản
Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chấp thuận cho UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển mục đích sử dụng 50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Xây Đá B mới tại huyện Châu Thành.

Bất động sản
Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

(CLO) Thị trường hiện nay có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có đất khác không phải là đất ở. Do đó, họ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên đất của chính mình.

Bất động sản
Thi hành sớm Luật Kinh doanh bất động sản: Người mua nhà được hưởng lợi lớn

Thi hành sớm Luật Kinh doanh bất động sản: Người mua nhà được hưởng lợi lớn

(CLO) Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được đánh giá có ý nghĩa tích cực, hướng đến bảo vệ lợi ích cho người mua nhà và cũng tạo điều kiện cho người mua có quyền lựa chọn đối với sản phẩm nhà ở.

Bất động sản
TP HCM sẽ tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý cho 37 dự án nhà ở xã hội, quy mô 35.000 căn

TP HCM sẽ tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý cho 37 dự án nhà ở xã hội, quy mô 35.000 căn

(CLO) Sở Xây dựng TP HCM sẽ tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý cho 37 dự án nhà ở xã hội (bao gồm các dự án đang thi công), với quy mô khoảng 35.000 căn, đảm bảo các điều kiện để triển khai thi công xây dựng.

Bất động sản