Doanh nghiệp cần đổi mới cách thức quản trị để hướng tới sự phát triển bền vững

Chủ nhật, 23/06/2019 15:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cũng như có được những cơ hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự phát triển bền vững là yêu cầu của thời đại, vì vậy, doanh nghiệp đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.

Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm “Đổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững”

Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm “Đổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững”

Nhằm hỗ trợ lãnh đạo các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và đổi mới cách thức quản trị tốt nhất trong hướng tới phát triển bền vững, hôm nay, 23/6, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Công ty Cổ phần Quảng cáo toàn cầu GAIC tổ chức tọa đàm DN với chủ đề “Đổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững”.

Chương trình nằm trong chuỗi giải thưởng chất lượng Quốc gia và giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp cùng nhiều diễn giả là những chuyên gia kinh tế hàng đầu.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cũng như có được những cơ hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự phát triển bền vững là yêu cầu thời đại, vì vậy, doanh nghiệp đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.

Ông Vũ Tiến Lộc cũng chỉ ra 4 vấn đề cần thiết trong đổi mới quản trị chiến lược của doanh nghiệp để hướng tới phát triển bền vững là: Hiệu quả về mặt kinh doanh, lợi nhuận thiết thực cho phát triển doanh nghiệp cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tinh thần thượng tôn pháp luật, không những về kinh tế mà điều chỉnh cả về môi trường và xã hội; xây dựng và quy chuẩn đạo đức kinh doanh và trách nhiệm với xã hội và cuối cùng là có những cam kết mạnh mẽ trong hoạt động từ thiện, chia sẻ những khó khăn, thiên tai trong cộng đồng và trên thế giới.

Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh cần hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường cũng là một quan tâm lớn. Tuy nhiên để áp dụng khoa học công nghệ cần phải nghiên cứu và ứng dụng căn cứ vào thế mạnh của DN để phát huy và khắc phục thế yếu để phát triển.

Về khía cạnh luật pháp, để đạt được phát triển bền vững trong luật pháp cần hội tụ 3 điểm: Thứ nhất, công khai, minh bạch, xây dựng các văn bản pháp luật thích hợp với điều kiện chấp hành của người dân; Thứ 2, nâng cao giáo dục và đào tạo, nhận thức về luật pháp từ gia đình đến trường học; Thứ 3, chế tài thực hiện, nếu hệ thống văn bản pháp luật tốt, hạ tầng cơ sở tốt, nhận thức người dân tốt, nhưng chế tài xử phạt những người vi phạm pháp luật không nghiêm minh, không triệt để cũng là rào cản đối với phát triển bền vững.

Chia sẻ tại tọa đàm ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia nhấn mạnh: Chủ đề của tọa đàm mang tính thời sự và cấp thiết đối với doanh nghiệp, bởi việc áp dụng các hệ thống quản trị tiên tiến trong hoạt động quản lý doanh nghiệp là nhu cầu nội tại của chính doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều đối tác (cả doanh nghiệp nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân…). Việc đổi mới quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn tiên tiến của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể chỉ đạo, điều hành, kiểm soát đơn vị hiệu quả, hướng tới phát triển bền vững”.

Chia sẻ về cách thức chuyển đổi cho doanh nghiệp để áp dụng mô hình mới trong quản trị chiến lược của doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Hà Tôn Vinh đánh giá, Việt Nam là nước đang phát triển, nếu áp dụng ngay những mô hình mới trong quản trị chiến lược đối với phát triển bền vững, các doanh nghiệp rất có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức vì tiềm lực còn rất yếu so với tầm nhìn chuẩn mực thế giới.

Do đó, nghiên cứu cách thức chuyển đổi cho doanh nghiệp trong việc đào tạo, huấn luyện nâng cao nhận thức về phát triển kinh doanh gắn liền với trách nhiệm môi trường và xã hội cũng như khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững là điều quan trọng lúc này.

Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp tiêu biểu trong quản trị doanh nghiệp như Công ty cổ phần Chứng khoán MB, Công ty TNHH URC Việt Nam…cũng chia sẻ những bài học đắt giá về phương thức quản trị, xây dựng hệ thống quản trị phù hợp với đặc thù doanh nghiệp nhằm mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững.

Quỳnh Chi

Tin khác

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp