Doanh nghiệp nhà nước để ra sai phạm nghiêm trọng, liệu cơ quan quản lý có vô can?

Chủ nhật, 05/12/2021 08:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS Nguyễn Đình Cung nhận xét: Có một số đánh giá chỉ trích người quản lý doanh nghiệp nhà nước có lỗi, để xảy ra sai phạm, còn các cơ quan quản lý thì lại vô can. Điều này không hợp lý.

Mới đây, tại một sự kiện, ông Chu Đình Động, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã nhận định rằng: Hiện nay, có một số đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực quản lý, điều hành.

Đặc biệt, có một số người có tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chậm thích ứng với hội nhập quốc tế; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải xử lý theo quy định.

Ngoài ra, còn rất nhiều ý kiến khác chỉ trích sự điều hành, quản lý của một số cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước.

doanh nghiep nha nuoc de ra sai pham nghiem trong lieu co quan quan ly co vo can hinh 1

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương.

Nhận định về điều này, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho rằng, cách đánh giá như trên nói chung khá cảm tính, chung chung, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn. 

“Một số nhận định  theo tôi là quá nặng  đối với đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí, có một số đánh giá chỉ trích người quản lý doanh nghiệp nhà nước có lỗi, còn các cơ quan khác thì lại vô can. Điều này không hợp lý, vì khi để ra sai phạm, đó là cả một quá trình, mà trước hết những cơ quan quản lý trực tiếp phải chịu trách nhiệm, tránh mọi trách nhiệm đều "đẩy" cho cán bộ”, TS Nguyễn Đình Cung nói.

Vì vậy, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, khi đánh giá một tập thể cần tách pháp nhân doanh nghiệp nhà nước và cá nhân những người bị kỷ luật, bị truy tố sang một bên, tránh gây ra những hình ảnh xấu của doanh nghiệp nhà nước với công chúng và các đối tác.

“Trong đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện nay, tôi cho rằng rất cần cách nhìn chia sẻ, thấu hiểu đối với họ”, ông Cung chia sẻ.

Trước thực tế trên, ông Cung cho rằng khi thảo luận, bàn bạc đánh giá về doanh nghiệp nhà nước, cán bộ doanh nghiệp nhà nước không thể tách rời vai trò, sứ mệnh, mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước, không thể tách phần cán bộ ra khỏi khuôn khổ quản trị chung. Cũng không thể đánh giá cán bộ mà tách rời khỏi mục tiêu mà Nhà nước giao, cơ quan chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp cụ thể, trên cơ sở các đánh giá khách quan, khoa học.

TS Nguyễn Đình Cung kiến nghị  cần nghiên cứu, học hỏi bài học kinh nghiệm của các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn tư nhân xem việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp được thực hiện như thế nào.

"Cần vào xem ông Phạm Nhật Vượng làm thế nào, Thaco làm thế nào, tập đoàn nước ngoài đầu tư ở Việt Nam thế nào trong việc tuyển chọn người tài vào các vị trí chủ chốt. Tôi tin rằng tổng giám đốc của Vingroup không nằm trong quy hoạch, họ không có quy hoạch như ta nhưng có cán bộ giỏi chuyên môn, đạt được mục tiêu tốt hơn ta. Khi có lãnh đạo tốt doanh nghiệp nhà nước có năng lực cạnh tranh hơn", ông Cung nói.

Ông Cung cũng đề nghị xem xét bỏ quy hoạch cán bộ với lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp nhà nước, vì quy hoạch cán bộ là chọn người thay thế trong tương lai sẽ khó có thể chọn được người tài, người giỏi, không chọn được những người lãnh đạo đổi mới, sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro, và chỉ chọn được những người tuân thủ.

“Những người được bổ nhiệm đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn vẫn bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, nếu không hoàn thành mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao mới là yêu cầu, hay điều kiện tiên quyết để người được chọn tiếp tục nắm giữ chức vụ”, TS Nguyễn Đình Cung khẳng định.

Đồng thời, cần xem xét bãi bỏ bổ nhiệm cán bộ theo cơ chế hành chính xin cho, mà trao quyền tự chủ cho cơ quan chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và SCIC, thực hiện hậu kiểm kèm theo trên cơ sở có các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô