Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vẫn vướng ở vốn

Thứ hai, 24/04/2017 22:59 PM - 0 Trả lời

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này, được đánh giá còn chưa phát huy hiệu quả vì chưa cụ thể và sát với thực tế.

(CLO) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này, được đánh giá còn chưa phát huy hiệu quả vì chưa cụ thể và sát với thực tế.

[caption id="attachment_160317" align="aligncenter" width="1698"]Báo Công luận Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết họ đang thiếu thông tin về nguồn vốn vay, thủ tục vay phức tạp… (Ảnh internet)[/caption]

Khó tiếp cận nguồn vốn

Một trong những quan tâm hàng đầu và cũng là khó khăn chung của không ít các DNNVV, chính là vốn. Thực tế, trước đây đã có khá nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn dành cho các DNNVV. Thế nhưng, các chính sách chưa thể đến với nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ KHĐT); hiện chỉ có khoảng 30% DNVVV, có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ phía các ngân hàng.

Được biết, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuy đã thực hiện một số biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ, để kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu,nông nghiệp và các DNNVV. Lãi suất cho các DNVVV vay cũng thường được giảm theo từng năm, có thời kỳ chỉ ở mức  khoảng 6 -8%.

Nhưng dù lãi suất có giảm, nhiều doanh nghiệp vẫn “kêu” việc tiếp cận mức lãi suất thấp vẫn còn khó, phần lớn DN vẫn phải chi trả lãi suất cao hơn mức niêm yết của các ngân hàng. Lý do được các doanh nghiệp cho biết là họ thiếu thông tin về nguồn vốn vay, thủ tục vay phức tạp…

Ngoài ra, việc hỗ trợ giải quyết khó khăn về tài chính cho DNNVV, thông qua gần 30 Qũy hỗ trợ doanh nghiệp cũng chưa phát huy hiệu quả, không đáp ứng được kỳ vọng của các DNNVV. Nguyên nhân  là do sự phối hợp thiếu đồng bộ, trong quy trình cho vay và bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên cấp tín dụng... Đồng thời, quy định bảo lãnh của Quỹ không khác ngân hàng, khi yêu cầu DNNVV phải đưa ra phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tài sản bảo đảm, nếu không sẽ bị  loại ngay từ khâu đầu…

Không chỉ vướng ở vấn đề vốn và các chính sách về tài chính, theo ông Phạm Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế cho biết, riêng đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI, họ lại chủ yếu thường gặp nhiều khó khăn liên quan đến quy trình, thủ tục hành chính và tiếp cận những thông tin, liên quan đến những vấn đề đất đai, điện nước, thuế…

“Đây cũng là tồn tại lớn, gây cản trở trong quá trình phát triển của họ, đặc biệt là ở khâu triển khai hoạt động và mở rộng phạm vi sản xuất, kinh doanh”, ông Dũng đánh giá.

Tìm hiểu để gỡ khó

Theo các chuyên gia kinh tế, vì cơ quan quản lý nhà nước còn chưa chú trọng đến các thông tin, chưa nghiên cứu kỹ và đầy đủ về đặc thù của DNNVV. Từ đó, dẫn đến việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa sát thực tế, chưa tập trung, còn dài trải… Thậm chí, ngay cả trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về hỗ trợ DNNVV, thì vẫn có nhiều quy định mang tính khuyến khích chung, chưa cụ thể, như các chính sách hỗ trợ về tài chính, mặt bằng sản xuất...

Để giải quyết tồn tại trên, đại diện Bộ KHĐT cho hay, hiện nay Bộ đã cùng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Nam Á; phối hợp nghiên cứu Chỉ số chính sách DNNVV ASEAN năm 2018. Đây được coi là bộ công cụ hữu hiệu để giám sát và đánh giá quá trình xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV của các nền kinh tế ASEAN.

Trong Bộ chỉ số chính sách, các thông tin liên quan đến 8 nội dung quan trọng về DNNVV đã được đưa ra. Để các cơ quan nhà nước khảo sát, tìm hiểu, như các nội dung về: Tiếp cận tài chính; thể chế,chính sách; gia nhập thị trường và thuế…

Các chuyên gia nhận định, công việc trên là rất cần thiết. Để có thế giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, thì việc tìm hiểu kỹ thông tin về năng lực tài chính, lập dự án…của doanh nghiệp; sẽ giúp cơ quan nhà nước thực hiệntốt hơn công tác xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính, mang tính linh hoạt và mềm dẻo hơn.

Đối với DNNVV FDI, thì việc tìm hiểu toàn diện về nhu cầu, khó khăn của họ, sẽ giúp các cơ quan nhà nước rất nhiều trong việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đúng với mục tiêu như trong Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV (do Bộ KHĐT xây dựng gửi Chính phủ để trình Quốc hội) đề ra.

Cụ thể, sẽ giúp cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ về mặt pháp lý, qua đó nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng giúp cho việc xây dựng chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin, phục vụ sản xuất kinh doanh cho DNNVV FDI được hiệu quả. Trong đó, cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng hơn đến doanh nghiệp về các kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ…

Ông Max Bulakovskiy, Chuyên gia OECD khẳng định, khi cơ quan quản lý nhà nước có đầy đủ thông tin về DNVVV, việc hoạch định xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách chính xác, khi bàn hành áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bảo Quyên

Tin khác

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi cập nhật mối quan hệ kinh tế của đất nước với Trung Quốc, ngay khi lãnh đạo Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp