Doanh nghiệp Việt lo lắng khi Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố vì Covid-19

Thứ sáu, 18/03/2022 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước việc Trung Quốc áp dụng chính sách 'Zero COVID', nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản.

Trong những ngày qua số ca nhiễm Covid-19 mới tại Trung Quốc tăng trên 5.000 ca/ngày. So với các nước thì đây là số ca nhiễm tương đối thấp. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc áp dụng các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

doanh nghiep viet lo lang khi trung quoc phong toa nhieu thanh pho vi covid 19 hinh 1

Việt Nam là nhà cung cấp cá tra đông lạnh “độc quyền” tại Trung Quốc.

Trong đó có việc đóng cửa một số TP. đã làm gián đoạn mạng lưới vận tải hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Tính đến nay, Trung Quốc đã đóng cửa hoàn toàn 5 thành phố lớn để chống dịch như: Đông Quản, Thâm Quyến, Trường Xuân, Cát Lâm, Lang Phường và một số thành phố nhỏ như: Tuy Phân Hòa và Mãn Châu Lý.

Trước các biện pháp cứng rắn của chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2, nhiều doanh nghiệp trên thế giới lo lắng khi xuất khẩu hàng hóa sang đây. Trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Việt Tiến, CTHĐQT Công ty Thực phẩm VĐ cho hay, mấy năm nay lượng hàng thủy sản của công ty ít xuất sang thị trường Trung Quốc nhưng tại một số đơn vị liên kết thì thị trường này là chủ lực. Đối chiếu số liệu thì thời gian gần đây lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn ổn định, chỉ khác là chi phí vận chuyển tăng cao trong những tháng đầu năm 2022.

“Trước tình trạng Trung Quốc đóng cửa nhiều thành phố để phòng chống Covid-19 thì công ty luôn cập nhật theo dõi diễn biến để điều tiết đưa hàng lên tàu, vận chuyển hợp lý tránh ảnh hưởng thiệt hại kinh tế; vấn đề này chúng tôi cũng đề nghị đối tác từ Trung Quốc cập nhật thường xuyên nắm bắt thông tin để có phương án cụ thể", ông Tiến nói.

Còn ông Shen Nguyễn, Giám đốc một Doanh nghiệp thu nông sản cho biết, mấy ngày nay lượng hàng vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại, hàng qua bên đó không thể chuyển giao cho đối tác, vì thế nhiều container hàng phải nằm chờ, công ty buộc chậm thu mua hàng hóa từ người dân.

doanh nghiep viet lo lang khi trung quoc phong toa nhieu thanh pho vi covid 19 hinh 2

Thị trường trái Thanh Long bị ảnh hưởng do Covid-19.

Vấn đề Trung Quốc áp dụng chính sách 'Zero COVID' đã làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản. Tuy nhiên, theo bà Lê Khanh, Giám đốc một công ty XNK thủy sản tại TP. HCM cho rằng, đây cũng là dịp để một số doanh nghiệp Việt Nam kiện toàn để chuyển nhập khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch.

"Việt Nam có nhiều hàng hóa Trung Quốc cần. Tuy nhiên họ đang chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu. Vì thế doanh nghiệp Việt nên sẵn sàng kiện toàn cách kinh doanh, đáp ứng được điều kiện nhập khẩu", bà Khanh nói.

Theo Bộ Công thương, đầu năm 2022, tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma có gần 2000 xe hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam bị tồn khi thông quan, trong đó có hơn 700 xe hoa quả.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2021 dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19,  nhưng sản lượng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đạt gần 56 tỉ USD.  

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam, trong đó đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, rau quả; hạt điều; cà phê; chè; gạo; sắn và sản phẩm sắn; cao su, sản phẩm từ cao su.

Việt Nam là nhà cung cấp cá tra đông lạnh “độc quyền” tại Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc đang thiếu cá tra và dự báo sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp