Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay chưa thoát khỏi công nghệ lạc hậu

Thứ hai, 15/07/2019 19:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo kết quả khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn loay hoay không thể thoát ra được những thế hệ máy móc có công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ.

Có thể thấy hoạt động đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt. (Ảnh TL)

Có thể thấy hoạt động đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt. (Ảnh TL)

Theo số liệu khảo sát của Bộ Công Thương, hiện nay, có 61% doanh nghiệp Việt Nam còn đứng ngoài cuộc CMCN 4.0 và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị. Và số liệu thống kê của Cục Thông tin KH&CN quốc gia năm 2018, cho thấy: Trong 10.994 doanh nghiệp (DN) sản xuất, có 879 doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến (8%); 5.501 doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình (50%); 4.614 doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu (42%).

Ông Nguyễn Hữu Xuyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, khảo sát trên 7.000 doanh nghiệp, có chưa đến 60% doanh nghiệp có sự đổi mới sáng tạo, điều này cho thấy nhận thức của doanh nghiệp còn ở mức độ trung bình. Mặc dù doanh nghiệp đã có sự thay đổi nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi chung của thế giới. Số lượng doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến tăng nhưng chậm dẫn đến năng lực cạnh tranh chưa cao. Doanh nghiệp tự mình nghiên cứu, làm mới bản thân hàng ngày chưa thực sự mạnh mẽ.

Có thể thấy hoạt động đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt. Bởi lẽ, công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến hệ lụy đó là năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sản xuất ra không thỏa mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng. Nếu không đổi mới, doanh nghiệp sẽ buộc bị đào thải và đóng cửa bởi thiếu năng lực cạnh tranh.

Để giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng công nghệ trên thế giới, Nhà nước đã hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, tạo ra cơ sở dữ liệu về tài sản trí tuệ, nhưng trên thực tế doanh nghiệp chưa được thụ hưởng nhiều. Số lượng doanh nghiệp được tiếp cận và nhận hỗ trợ chưa đến 20%.

Chính vì lẽ đó ông Nguyễn Hữu Xuyên - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, Nhà nước, Chính phủ và doanh nghiệp nên ngồi lại với nhau để xây dựng lộ trình, đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sao cho hiệu quả nhất.  

Bàn về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, phân tích, ở Đức, 60% doanh nghiệp nhận thức rõ về số hóa nhưng chỉ có 25% doanh nghiệp xây dựng được chiến lược của mình.

Do vậy, nếu chỉ thay đổi về nhận thức đối với xu hướng công nghệ 4.0 là chưa đủ, các doanh nghiệp cần phải chủ động nghiên cứu, tư duy sáng tạo và thay đổi hàng ngày mới có thể tạo ra hiệu quả. Không chỉ thay đổi mà còn đổi mới tổ chức và quản trị sự thay đổi đó và cũng đừng coi 4.0 là cái gì quá phức tạp.

Vụ việc Grab, Uber và taxi truyền thống có lẽ là điển hình của sự xung đột giữa công nghệ kinh doanh mới và cũ. Điều đó đòi hỏi đội ngũ doanh nhân phải thay đổi - không chỉ về tư duy mà còn xu hướng, ngành nghề và “chất liệu” nền tảng của kinh doanh trong thời đại 4.0.

Minh Thùy

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp