Doanh nghiệp xuất khẩu cần thích ứng linh hoạt trước diễn biến khó lường của thương mại toàn cầu

Thứ hai, 09/09/2019 08:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ đang đứng trước áp lực lớn từ những diễn biến khó lường của thương mại toàn cầu. Thực trạng này đã đòi hỏi các DN xuất khẩu phải có sự linh hoạt, đa dạng thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng.

Các DN dệt may Việt Nam phải chủ động đa dạng hóa thị trường. (Ảnh minh họa)

Các DN dệt may Việt Nam phải chủ động đa dạng hóa thị trường. (Ảnh minh họa)

Áp lực lớn cho các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, ngành dệt may chịu ảnh hưởng nhiều từ căng thẳng thương mại Mỹ -Trung. Trước đây, xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhất là thị trường Trung Quốc với hơn 2 tỷ USD/năm. Nhưng gần đây, giảm mạnh bởi xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sang Trung Quốc khó cạnh tranh được các DN nội địa của nước này, do Trung quốc phá giá đồng nhân dân tệ.

Trong khi đó, các khách hàng nhận sản phẩm dệt may Việt Nam thì luôn có xu hướng đòi giảm giá; việc thanh toán trả chậm từ một số thị trường xuất khẩu cũng gây khó khăn cho DN.

Theo ông Giang, trước tình hình xuất khẩu xơ sợi sang thị trường Trung Quốc giảm, thời gian qua, các DN Việt Nam đã chủ động đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Đông, Nhật Bản, thậm chí Mỹ. Nhờ sự linh hoạt của các DN, chính vì vậy, xuất khẩu dệt may 8 tháng 2019 vẫn tăng trưởng ổn định ở mức trên 10% và kỳ vọng cả năm đạt 39 - 40 tỷ USD.

Đối với ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM (Hawa) cho biết, thị trường Mỹ chiếm hơn 40% thị phần xuất khẩu của toàn ngành. Mẫu mã và sản phẩm của DN Việt Nam phù hợp với thị trường Mỹ (giá cả và chất lượng vừa phải), trong khi thị trường châu Âu (cái nôi sản xuất đồ gỗ) các DN Việt Nam tiếp cận khó khăn do yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã.

Bên cạnh đó, những mặt hàng đồ gỗ vốn là lợi thế cạnh tranh trước đây của Trung Quốc hiện nay cũng đang chuyển dịch sang Việt Nam. Nhiều DN đang đẩy mạnh đầu tư sang thị trường Việt Nam, kể cả các DN Mỹ, điều này làm cho bất động sản (BĐS) công nghiệp tăng trưởng nhanh.

“Có những mặt hàng trước đây không phải thế mạnh, gần đây Việt Nam vượt lên, chúng ta có nguồn cung ứng trong nước, có nguồn lực tài chính để đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại để sản xuất các mặt hàng trước đây không phải thế mạnh của Việt Nam, qua đó, hướng tới xuất khẩu. Trong đó, những thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là những thị trường rất tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới”, ông Phương nói.

Tần suất xuất hiện các vụ kiện phòng vệ thương mại ở mức cao

Tần suất xuất hiện các vụ kiện phòng vệ thương mại ngày một ở mức độ cao hơn (Ảnh minh họa)

Tần suất xuất hiện các vụ kiện phòng vệ thương mại ngày một ở mức độ cao hơn (Ảnh minh họa)

Theo Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, 7 tháng đầu năm 2019, tần suất các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cao (trung bình 1 vụ/1 tháng). Hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành xử lý 7 vụ việc phòng vệ thương mại (5 vụ việc chống bán phá giá, 2 vụ việc trợ cấp) khởi xướng điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM cũng lưu ý các DN, hiện nay mặt hàng ván sàn, nằm trong nhóm có nguy cơ tranh chấp thương mại, bị đánh thuế cao vì một vài DN có đột biến trong xuất khẩu mặt hàng này qua Mỹ.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như nhôm, thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử, thủy sản, gỗ ván ép, lốp xe, pin mặt trời… Hàng hóa thường bị cáo buộc nhập khẩu nguyên liệu chính từ nền kinh tế đang bị Hoa Kỳ áp thuế phòng vệ thương mại.

Để tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội, UBND các tỉnh, thành để kịp thời có các biện pháp ngăn chặn các vi phạm quy định xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ông Dũng cũng cho rằng, việc tham gia của cộng đồng DN là rất quan trọng, bởi các DN nắm bắt được các thông tin nhanh nhất, phát hiện kịp thời, các diễn biến bất thường trong ngành sản xuất. Từ đó phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, cơ quan chức năng để tố giác các hành vi gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ bất hợp pháp.

Nhật Phương

Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp