Đối mặt với nhiều khó khăn, xuất khẩu thủy sản năm 2021 vẫn "bội thu"

Thứ bảy, 25/12/2021 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, năm qua toàn ngành đã tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020. Đáng chú ý kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, năm vừa qua nếu nhìn tình hình thời tiết thì tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản.

"Tuy nhiên, khó khăn chính là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản", ông Hùng cho biết.

Cùng với đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây (trong đó giá dầu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020) ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam. 

Ngoài ra, việc Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “Thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam gây ra nhiều khó khăn để thủy sản Việt Nam vào thị trường châu Âu.

doi mat voi nhieu kho khan xuat khau thuy san nam 2021 van boi thu hinh 1

Năm 2021, xuất khẩu ngành Thuỷ sản gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch COVID-19 nhưng vẫn có kết quả ấn tượng. Ảnh: TL

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vaccine được thực hiện, lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương là những yếu tố thuận lợi để ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm 2022.

Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT chia sẻ: “Qua đợt dịch vừa rồi, chúng ta đã cơ bản thích ứng với những khó khăn trong sản xuất, với những giải pháp làm việc trực tuyến để tiếp cận giải quyết và hoàn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong những khó khăn vừa qua, chúng ta vẫn duy trì được sản xuất sản phẩm tôm, cá tra và 2 mảng này cần tiếp tục phát triển trong thời gian tới khi các thị trường và đối thủ cạnh tranh khác không duy trì được, đó chính là lợi thế của chúng ta”.

Một số ý kiến cho rằng, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu khi nhu cầu nhập khẩu của toàn cầu tăng trở lại. Để làm được điều này phải nâng cao khả năng cạnh tranh, phải phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả để duy trì sản xuất.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, thủy sản Việt Nam đang cạnh tranh với các nước Ecuador, Ấn Độ. Tại thị trường Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, tỷ lệ xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh đã lên tới 46%, tiếp tục tạo ra cạnh tranh mới với thủy sản Việt Nam.

"Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp mong muốn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng con giống. Qua khảo sát của Hiệp hội, con giống là yếu tố quyết định đến giá thành và tỷ lệ sống sót của con giống quyết định nhiều ở mặt hàng chủ lực trong ngành thủy sản như tôm, cá tra", ông Nam nói.

Về năm 2022, Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu cơ bản duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản, trong đó điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

Trong đó, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,73 triệu tấn, bằng 100,03% so với ước thực hiện năm 2021 với sản lượng khai thác khoảng 3,78 triệu tấn, bằng 96,4%; sản lượng nuôi trồng 4,95 triệu tấn, bằng 103%.

Mục tiêu đối với các sản phẩm quốc gia là: Sản lượng cá tra 1,6 triệu tấn; tôm nước lợ 950 nghìn tấn, trong đó, tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn. Trong khi đó, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản Tổng cục đưa ra là đạt khoảng 8,9 tỷ USD, bằng 100,1% so với 2021.

Hoàng Dương

Bình Luận

Tin khác

Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

(CLO) Việc tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng lên, hoặc hy vọng về cuộc đàm phán ngừng bắn ở dải Gaza giữa Israel và Hamas… đã khiến giá dầu thế giới lao dốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

(CLO) Ngày 25/4/2024, BCG đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo đó, BCG sẽ phát hành 266.733.811 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu đợt phát hành thành công, số tiền BCG thu về ước tính hơn 2.667 tỷ đồng, vốn điều lệ Công ty sẽ tăng từ 5.335 tỷ lên 8.000 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

(CLO) Quyền Phó Thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov cho biết, Nga đã vạch ra kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế đất nước vào năm 2030. Theo ông, động lực tăng trưởng kinh tế sẽ không đến từ bên ngoài mà là đến từ chính khu vực sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
TikTok mở rộng kinh doanh thương mại điện tử sang Mexico, Tây Âu

TikTok mở rộng kinh doanh thương mại điện tử sang Mexico, Tây Âu

(CLO) TikTok đã sẵn sàng mở rộng hoạt động thương mại điện tử của mình sang Mexico, Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha, vì nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance vẫn đang được giám sát chặt chẽ ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng SJC xô đổ kỷ lục mọi thời đại: 92 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC xô đổ kỷ lục mọi thời đại: 92 triệu đồng/lượng

(CLO) Sau những nhịp điều chỉnh mạnh, giá vàng SJC sáng nay (10/5) đã đạt mốc 92 triệu đồng/lượng và cao hơn giá vàng thế giới 20 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp