Đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại TP HCM là vấn đề quan trọng, cấp bách

Thứ hai, 26/10/2020 21:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều nay (26/10), Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ, thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, tiến hành thảo luận xin ý kiến của đại biểu về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phiên thảo luận diễn ra dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày trước Quốc hội Tờ trình tóm tắt về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày trước Quốc hội Tờ trình tóm tắt về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đổi mới mô hình chính quyền đô thị là vấn đề quan trọng và cấp bách

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình tóm tắt về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, đánh giá tổng kết hơn 6 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại TPHCM  (từ năm 2009 đến năm 2016) đã cho thấy nhiều kết quả tích cực như: Thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, khắc phục sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp, tiết kiệm ngân sách, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân ở cơ sở; hoạt động giám sát tiếp tục được phát huy thông qua các vị Đại biểu Quốc hội, HĐND Thành phố, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội.

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị và căn cứ pháp lý, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM là cần thiết để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ: Việc đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM là vấn đề quan trọng và cấp bách, là yếu tố có thể thúc đẩy, tạo bước chuyển lớn cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển nói chung của Thành phố. Dù Nghị quyết của Quốc hội cho phép Thành phố thực hiện chính thức hay thí điểm thì đều là cơ sở pháp lý cần thiết để Thành phố có thể triển khai ngay mô hình chính quyền đô thị từ nhiệm kỳ sắp tới.

Hiện nay Chính phủ đã đồng ý về chủ trương xây dựng Đề án thành lập TP Thủ Đức là thành phố thuộc TP HCM với mục tiêu tạo bước đột phá, làm hạt nhân, cực tăng trưởng mới thúc đẩy phát triển kinh tế TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía nam; HĐND TP HCM đã biểu quyết thông qua chủ trương này.

Vì vậy, việc dự thảo Nghị quyết quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố thuộc TP HCM là phù hợp, tạo cơ sở pháp lý để khi TP HCM được cấp có thẩm quyền thành lập thành phố trực thuộc có cơ sở xem xét, áp dụng.

Hình thành chính quyền đô thị là mong muốn của người dân TP HCM

Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết: Việc cho phép TP HCM hình thành chính quyền đô thị là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn và đại đa số quần chúng nhân dân thành phố mong muốn.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.

Đại biểu Hòa cũng đồng tình sẽ không tổ chức thí điểm chính quyền đô thị tại TP HCM.

Lý giải về ý kiến của mình, đại biểu đưa ra các lý do: Thứ nhất, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, quy định: "Chính quyền địa phương ở quận, phường là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền của địa phương".

Thứ hai, về mặt thực tiễn. Cách đây gần 6 năm, TPHCM cùng với 10 địa phương khác đã tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận, phường, huyện của TP HCM.

Hiện tại TP HCM thực hiện không thí điểm tổ chức HĐND ở đô thị thành phố là đã thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương bổ sung, mới ban hành. Đây là một cơ sở cực kỳ quan trọng. Đại biểu đề xuất theo Tờ trình của Chính phủ là cho phép TP HCM, Quốc hội ban hành Nghị quyết thực hiện chính quyền đô thị tại TPHCM.

Thứ ba, đại biểu thống nhất với Nghị quyết của Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 01/01/2021 và triển khai thực hiện nghị quyết này bắt đầu từ ngày 01/7/2021. Việc ban hành nghị quyết này, tại kỳ họp thứ 10 theo trình tự thủ tục rút gọn là một kỳ họp.

Thứ tư, về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND thành phố, mà đặc biệt là HĐND thành phố. Khi quận, phường của TP HCM không tổ chức HĐND thì nhiệm vụ, vai trò giám sát của HĐND thành phố cực kỳ quan trọng. Do đó, cần nêu rõ và cũng cần nêu thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố để thực hiện chức năng giám sát, không để trống quyền lực của chính quyền địa phương ở quận, ở phường, bị sơ hở là chúng ta không có HĐND phường và HĐND quận để thực hiện công tác giám sát.

Vấn đề thứ tư là tên gọi, đại biểu Hòa tán thành ý kiến là có thể đặt tên khác với Tờ trình của Chính phủ nên gọi là Ủy ban hành chính.

Nêu quan điểm nhất trí về nội dung trên, đại biểu Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) chỉ rõ lý do: Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành, để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bộ máy chính quyền đô thị, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công, phù hợp với đặc điểm, tính chất của một trung tâm tài chính, kinh tế, công nghệ cao của cả nước và khu vực, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đổi mới hiệu lực, hiệu quả của chính quyền đô thị, tôi nhất trí việc Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.

Về thí điểm, đại biểu tán thành với đề nghị của Chính phủ, việc đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại TP HCM là vấn đề quan trọng và cấp bách nên triển khai thực hiện ngay, không cần phải tổ chức thí điểm.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân.

Còn theo Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân, người đang phụ trách Thành ủy TPHCM cho biết, đặc điểm TP HCM diện tích chỉ có 0,6% diện tích cả nước, dân số chiếm 9%, kinh tế đóng góp 22% cho nên áp lực quản lý rất lớn về mặt công việc. Thành phố hiện nay đang có 5 quận mà dân số từ 500.000 cho đến gần 800.000 một quận.

Như vậy, số đầu việc phát sinh hằng ngày đến cấp này rất lớn. Về mặt cường độ kinh tế, trên 1km2, thành phố tạo ra khoảng 40 lần giá trị kinh tế bình quân cả nước. Như vậy, những hoạt động này phải được đáp ứng nhu cầu phát sinh, giải quyết kịp thời. Sự chậm trễ của chính quyền các cấp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Với mật độ dân số rất lớn thì vấn đề phát sinh lớn và đòi hỏi phải xử lý nhanh. Xử lý chậm các vấn đề là gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế. Cho nên, khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị là để giúp cho quyết định nhanh hơn, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền các quận và các phường. Nếu không đáp ứng thì việc thay thế người này do UBND thành phố, HĐND thực hiện sẽ nhanh hơn.

Quốc Trần

Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức