Đòn giáng mới nhất của Trung Quốc lên “gã khổng lồ” công nghệ Tencent

Chủ nhật, 25/07/2021 13:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cơ quan quản lý chống độc quyền Trung Quốc vừa yêu cầu gã khổng lồ công nghệ Tencent của nước này phải từ bỏ quyền cấp phép âm nhạc độc quyền của mình và phạt công ty này vì hành vi phi cạnh tranh.

Trung Quốc giáng đòn mới nhất lên “ông lớn” công nghệ Tencent. Ảnh: CNBC/ Getty Images.

Trung Quốc giáng đòn mới nhất lên “ông lớn” công nghệ Tencent. Ảnh: CNBC/ Getty Images.

Động thái này của Bắc Kinh đối với gã khổng lồ công nghệ Tencent được cho là đang tiếp nối những đòn giáng mới nhất trong cuộc đàn áp các “ông lớn” internet Trung Quốc.

Vào hôm 24/7 vừa qua, Cơ quan Quản lý Thị trường nhà nước Trung Quốc (SAMR) đã tuyên bố phạt Tencent 500.000 nhân dân tệ (khoảng 77.141 USD) vì hành vi vi phạm trong thương vụ mua lại China Music vào năm 2016.

Trong tuyên bố hôm 24/7, SAMR cho rằng, sau thương vụ mua lại China Music, Tencent sở hữu hơn 80% kho thư viện âm nhạc độc quyền tại Trung Quốc, tạo lợi thế lớn cho công ty này trước các đối thủ cạnh tranh khác khi Tencent có thể đạt được nhiều thỏa thuận độc quyền hơn với các chủ sở hữu bản quyền âm nhạc.

Cơ quan giám sát này đã lệnh cho Tencent và các công ty con phải từ bỏ bản quyền âm nhạc trong vòng 30 ngày kể từ khi thông báo được đưa ra, và phải chấm dứt yêu cầu đối với các chủ sở hữu bản quyền – điều mà vốn giúp cho công ty này nhận được nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Cũng theo tuyên bố trên, Tencent sẽ phải báo cáo với SAMR về tiến độ hàng năm trong vòng 3 năm tới và cơ quan quản lý cạnh tranh này sẽ giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của công ty.

Về phía mình, đại diện của Tencent cho biết công ty “sẽ tuân thủ tất cả các yêu cầu của nhà quản lý, thực hiện đầy đủ mọi trách nhiệm xã hội và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường”. Tencent cũng cam kết sẽ làm việc với các công ty con, bao gồm Tencent Music Entertainment để thực hiện những thay đổi và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định theo yêu cầu.

Theo CNBC, đòn giáng mới nhất này diễn ra khi Bắc Kinh tiếp tục kiềm chế sức mạnh của các công ty công nghệ trong nước trong bối cảnh một số gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc phát triển nhanh chóng và trở thành những tập đoàn có giá trị nhất trên thế giới.

Hoạt động kinh doanh của Tencent bao gồm WeChat – dịch vụ nhắn tin, trò chơi, âm nhạc và dịch vụ tài chính công nghệ phổ biến nhất tại Trung Quốc. Tencent, niêm yết tại thị trường Hồng Kông, là tập đoàn có giá trị vốn hóa thị trường gấn 656 tỷ USD.

Cuộc đàn áp các “ông lớn” công nghệ

Didi Global – hãng gọi xe công nghệ hàng đầu Trung Quốc – bị Bắc Kinh nặng tay trừng phạt vì nôn nóng niêm yết trên sàn Mỹ. Ảnh: Straits Times.

Didi Global – hãng gọi xe công nghệ hàng đầu Trung Quốc – bị Bắc Kinh nặng tay trừng phạt vì nôn nóng niêm yết trên sàn Mỹ. Ảnh: Straits Times.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành mở rộng đàn áp quy mô lớn đối với những công ty vi phạm tính cạnh tranh thị trường nhằm bảo vệ an ninh dữ liệu cũng như đưa ra lời cảnh báo đối với những doanh nghiệp Trung Quốc có niêm yết tại thị trường Mỹ.

Vào đầu tháng này, các nhà quản lý Trung Quốc cũng đã khởi động cuộc điều tra an ninh mạng đối với Didi - dịch vụ gọi xe hàng đầu của nước này – sau khi hãng này thực hiện một đợt IPO quy mô lớn tại thị trường Mỹ.

Chỉ hai ngày sau khi thương vụ IPO của Didi hoàn tất, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã buộc Didi ngừng cho phép đăng ký người dùng mới và bắt đầu cuộc điều tra công khai về an toàn an ninh mạng đối với các hoạt động kinh doanh của công ty. Đến hôm 4/7, cơ quan này cũng yêu cầu các kho ứng dụng trên điện thoại thông minh gỡ bỏ ứng dụng của Didi, sau khi phát hiện hãng gọi xe công nghệ này thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp.

Năm ngoái, Bắc Kinh cũng tuyên bố án phạt kỷ lục trị giá 2,8 tỷ USD đối với tập đoàn Alibaba do tỷ phú Jack Ma sáng lập vì vi phạm hành vi độc quyền và bất ngờ đình chỉ thương vụ IPO trị giá 34,5 tỷ USD của công ty Ant Group.

Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, cơ quan quản lý chống độc quyền SAMR cũng đã triệu tập lãnh đạo của 34 công ty công nghệ lớn, bao gồm Tencent và ByteDance, và Didi. Những công ty này bị yêu cầu tự rà soát và kiểm điểm về các hoạt động chống độc quyền, chính sách thuế, việc tuân thủ luật và quy định liên quan.

Hương Vũ

Tin khác

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp