Đột phá mới trong hoạt động đầu tư nước ngoài

Thứ bảy, 16/06/2018 06:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2017 vừa qua, doanh thu Viettel tăng trưởng mạnh, nhất là thị trường nước ngoài với tốc độ tăng trưởng doanh thu lên đến 30%. Từ thành công ấn tượng ấy, năm 2018, Viettel chủ trương tạo những bước phát triển đột phá trong hoạt động đầu tư nước ngoài.

Tốc độ tăng trưởng

Năm 2017, hoạt động đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Viettel này đạt doanh thu gần 1,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng tới 38% (bao gồm Viettel Global và Viettel Peru), với sự đóng góp của hầu hết các thị trường đang khai thác thương mại. Đây là tốc độ tăng trưởng gấp hơn 9 lần mức bình quân của ngành viễn thông thế giới (chỉ tăng 4%).

Trong đó, 60% thị trường có tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 2 con số, bao gồm Cameroon (103%), Mozambique (79%), Peru (37%), Tanzania (35%), Haiti (13%), Đông Timor (12%). Thậm chí, nếu tính rộng ra, 100% thị trường đã kinh doanh trên 3 năm của Viettel đều tăng trưởng, một con số ấn tượng khi ngành viễn thông thế giới đã bắt đầu bão hòa - doanh thu tăng trung bình 4%. Chỉ còn 4 thị trường chưa có lãi là Tanzania, Burundi (kinh doanh được một năm); Cameroon (kinh doanh 2 năm) và Myanmar đang trong quá trình đầu tư, chưa kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường Tanzania và Cameroon đều đang có tốc độ tăng trưởng tốt, đạt 2 con số.

Hé mở về những nhân tố mang lại những thành công đáng nể này của Viettel, ông Lê Đăng Dũng - Phó Tổng Giám đốc Viettel - cho biết có 3 yếu tố. Thứ nhất là việc tiếp tục đầu tư, củng cố mạng lưới và đặc biệt đầu tư công nghệ 4G ở tất cả các thị trường mà Chính phủ cấp phép. Hiện nay, Viettel đã cung cấp 4G ở 7 trên 10 thị trường, giúp hãng tăng trưởng thị phần. Lượng thuê bao ở Lào tăng trưởng 28% trong năm 2017. Số lượng khách hàng của Unitel chiếm 85% trong tổng số khách hàng tăng trưởng mới ở thị trường này. Tại Haiti, số thuê bao data của Viettel cũng tăng trưởng 27%; cao gấp 2,3 lần tốc độ tăng trưởng chung cả nước. Tại châu Phi, Nextel là nhà mạng tăng trưởng khách hàng tốt nhất Cameroon với lượng khách hàng tăng thêm chiếm 85% thị phần. Thứ hai, tất cả các thị trường quốc tế của Viettel đều đã thành công trong việc thu hút khách hàng lớn là các doanh nghiệp, Chính phủ sở tại. Trong năm 2017, tổng doanh thu từ các dự án công nghệ thông tin và kênh truyền hình mà Viettel Global thực hiện với Chính phủ các nước đã tăng gần 6 lần so với cả năm 2016. Thứ ba, tập đoàn đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ gia tăng chứ không dựa vào các dịch vụ truyền thống như thoại và SMS. Chẳng hạn, hãng đang cung cấp dịch vụ ví điện tử tại 7 quốc gia bao gồm cả Việt Nam với hàng triệu người dùng.

Báo Công luận
Viettel đang nỗ lực tiến mạnh sang thị trường nước ngoài. Ảnh: TL 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 

Kỳ vọng vào thị trường Myamar

Về triển vọng kinh doanh tại các thị trường quốc tế trong năm 2018, ông Lê Đăng Dũng cho biết, ở châu Á, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Lào và Campuchia, hai quốc gia này là nơi tạo dòng tiền tốt hỗ trợ cho các thị trường mới đi vào hoạt động như Myanmar và các thị trường châu Phi. Với thị trường Mỹ La tinh, Natcom (Haiti) dự kiến trở thành thị trường phát triển tốt những năm tới. Tại châu Phi, các thị trường mới kinh doanh nên chưa thể có lãi ngay nhưng Burundi đã có lãi. Mozambique sau khi tỷ giá ổn định trở lại đã có lãi. “Thị trường mà chúng tôi kỳ vọng nhất năm 2018 là Myanmar, dự kiến sẽ khai trương trong tháng tới. Mật độ điện thoại của quốc gia này chưa quá dày đặc và lại mới mở cửa, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nên cơ hội cho viễn thông nói chung và Viettel Global nói riêng là rất lớn. Riêng trong năm 2018, chúng tôi đặt mục tiêu có 2-3 triệu khách hàng tại Myanmar. Chúng tôi cũng đặt mục tiêu năm 2018 sẽ không còn lỗ”, ông Dũng cho biết.

Điểm nhấn cho chiến lược “tấn công” thị trường Myamar là việc ngày 9/6/2018, Mytel - thương hiệu của Viettel tại Myanmar - khai trương.  Theo đó, Mytel sẽ tập trung vào phân khúc dữ liệu (data), kết hợp với các dịch vụ số (digital service) kiểu mới. Định hướng chiến lược của Viettel tại đất nước Myanmar sẽ được giới thiệu rút gọn với 4 chữ cái: D-A-T-A. Trong đó, D là D-igital & New services (Nền tảng số hóa và dịch vụ mới); A là A-dvanced Technology (Công nghệ cao); T là T-rustworthy (Lòng tin, sự minh bạch); A là A-ffordable & Various (Giá cước tốt nhất, dịch vụ đa dạng).

Việc xây dựng hạ tầng và triển khai cung cấp dịch vụ của Mytel tại Myanmar cũng phản ánh chính xác 4 chữ cái nói trên. Trong năm đầu tiên chính thức kinh doanh, Mytel đầu tư hơn 7.000 trạm thu phát sóng băng rộng di động 4G, và hơn 30.000 km cáp quang trên toàn quốc. Mytel là mạng di động duy nhất tại Myanmar cung cấp dịch vụ 4G toàn quốc ngay khi khai trương. Các nhà cung cấp trước đó thường phủ sóng ở các thành phố lớn trước, sau đó mới mở rộng ra các thành phố nhỏ và vùng nông thôn. Về giá cước, trong thời gian đầu, Mytel sẽ cung cấp dịch vụ với giá thoại và SMS bằng 1/2 mức cước hiện hành trên thị trường, cước data thấp hơn 37%. Mạng di động khai trương ngày 9/6 sẽ tính cước trên từng giây gọi (block 1s + 1s) thay vì cách tính cước theo block 15s hoặc 20s như hiện nay. Đặc biệt, Mytel cũng chính thức cung cấp gói cước chiến lược trong thời gian khai trương có tên Mite Tal (tiếng Myanmar nghĩa là “Cực chất!”). Với 4.000 Ks - tiền Myanmar (khoảng 68.000 đồng), khách hàng sử dụng dịch vụ Mytel sẽ có: 5GB và 250 phút gọi nội mạng (trong 30 ngày); khuyến mãi 1,5GB và 150 phút gọi trong 3 tháng đầu, tính cước theo block 1s + 1s; khuyến mãi 100% giá trị thẻ nạp mỗi ngày.

Báo Công luận
 
Báo Công luận

Mytel là tên thương hiệu của Telecom International Myanmar - liên doanh giữa Viettel Global (công ty con của Tập đoàn Viettel) với 2 đối tác địa phương là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public (MNTH). Tổng vốn đầu tư của dự án này là 1,5 tỷ USD, chiếm tới 66% vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Myanmar. Với dự án này, Việt Nam từ vị trí số 10 vươn lên đứng thứ 7 trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar và trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 của khu vực ASEAN đầu tư vào quốc gia này (tính đến hết tháng 6/2017). Tại Myanmar, Mytel là mạng di động thứ 4. Ba mạng khác là MPT của Nhà nước Myanmar với 42% thị phần, Teleenor (Na Uy) chiếm 35% thị phần và Ooredoo (Qatar) với 23% thị phần.

Myanmar là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong tất cả các thị trường nước ngoài của Viettel tính đến thời điểm hiện nay (tốc độ tăng trưởng 7%) và cũng là thị trường có số dân đông nhất (53 triệu người). Myanmar cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Từ một quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thấp nhất thế giới (chỉ sau Triều Tiên), sau khi mở cửa, tỷ lệ sim di động/người dân tăng từ 10% lên gần 90% chỉ sau 3 năm; tổng số lượng thuê bao data tăng từ 600.000 lên tới hơn 16 triệu.

Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Myanmar có thể tăng quy mô nền kinh tế lên gấp 4 lần, lên 200 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, cùng với tài chính - ngân hàng và năng lượng, viễn thông và công nghệ thông tin được đánh giá là miền đất hứa mới cho doanh nghiệp các nước, cả về tiềm năng thị trường lẫn nguồn nhân lực.       

PV

 

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp