(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo quy trình tại ba kỳ họp.
Kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm
Chiều nay (21/7), trình bày Tờ trình Về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 (Chương trình), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Trong nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã tập trung, nỗ lực thực hiện hoạt động lập pháp và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra.
Thể chế hóa đường lối của Đảng, đặc biệt là văn kiện, nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng với việc triển khai thi hành Hiến pháp, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều luật, bộ luật nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, kịp thời đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Công tác lập Chương trình có nhiều đổi mới, không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng; yêu cầu đối với việc lập đề nghị xây dựng dự án đưa vào Chương trình chặt chẽ hơn. Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong việc thẩm tra dự án ngay từ khâu lập đề nghị đưa vào Chương trình ngày càng được phát huy.
Công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) với Chính phủ, giữa các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn… Nhờ đó, phần lớn các dự án được đưa vào Chương trình để trình Quốc hội xem xét, thông qua đã bảo đảm tiến độ, có dự án vượt tiến độ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Hoàng Thanh Tùng cũng nêu rõ những hạn chế như: Việc điều chỉnh Chương trình vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung gần sát kỳ họp Quốc hội, có dự án được đưa vào Chương trình nhưng nội dung chưa đạt được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến khác nhau, phải lùi tiến độ trình Quốc hội hoặc đưa ra khỏi Chương trình để tiếp tục chuẩn bị. Việc gửi hồ sơ dự án cho cơ quan thẩm tra, trình UBTVQH, Quốc hội nhiều trường hợp chưa bảo đảm thời gian theo quy định...
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm. Trong lập đề nghị xây dựng luật, một số cơ quan được giao chủ trì chuẩn bị chưa thực sự chủ động, thiếu sự quan tâm, đầu tư thoả đáng; chưa tuân thủ đúng yêu cầu của Luật BHVBQPPL. Lãnh đạo một số Bộ, cơ quan chưa trực tiếp chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng pháp luật mà giao phó, ủy quyền cho cấp dưới…
Ông Hoàng Thanh Tùng chỉ rõ: "Đây là những vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm nhưng chưa được khắc phục triệt để. Vì vậy, đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần tiếp tục đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan mình; có giải pháp cụ thể, thiết thực để phát huy các kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV".
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, UBTVQH trình Quốc hội bổ sung 01 dự án vào Chương trình năm 2021, cụ thể là bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê vào Chương trình kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) để trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại 01 kỳ họp.
Lùi thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) sang trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Sau khi điều chỉnh, bổ sung như trên, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 sẽ là: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (tháng 7/2021): thông qua 01 dự thảo Nghị quyết;
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021): thông qua 01 dự án luật theo quy trình tại 01 kỳ họp; cho ý kiến 05 dự án luật khác.
Theo ông Hoàng Thanh Tùng, qua xem xét, đánh giá việc thực hiện Chương trình các năm trước, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và điều kiện thực tế chuẩn bị của các cơ quan, UBTVQH cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về các dự án dự kiến trong Chương trình năm 2022 và xin báo cáo Quốc hội cụ thể như sau:
Thứ nhất, về các dự án luật được đề nghị đưa vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022): Theo Luật BHVBQPPL và nguyên tắc lập Chương trình, các dự án đã có trong Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp trước sẽ tiếp tục được đưa vào Chương trình của kỳ họp sau; do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ dự kiến trình Quốc hội khoá XV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) đối với 05 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021).
Cụ thể: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, về các dự án luật được đề nghị đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022):
UBTVQH thống nhất với Chính phủ đưa vào Chương trình để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) đối với 04 dự án luật, bao gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, một dự án luật quan trọng đó là Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng. Do đó, UBTVQH dự kiến đưa dự án Luật này vào Chương trình trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo quy trình tại ba kỳ họp.
"Trong quá trình chuẩn bị, nếu chất lượng dự án tốt và tiến độ chuẩn bị nhanh hơn, UBTVQH sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh tiến độ thông qua theo quy trình tại hai kỳ họp", ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ.
Thứ ba, về dự án luật được đề nghị đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022): UBTVQH thống nhất với Chính phủ đưa dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) vào Chương trình trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để gối sang năm 2023.
Như vậy, dự kiến Chương trình năm 2022 cụ thể như sau: Tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022): thông qua 05 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; cho ý kiến 05 dự án luật khác.
Tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022): thông qua 04 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3; cho ý kiến 02 dự án luật khác (trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho ý kiến lần 2).
(CLO) Chính phủ Brazil đã đề xuất một cải cách luật cạnh tranh nhằm trao quyền cho cơ quan chống độc quyền CADE có thể xác định các công ty công nghệ lớn (Big Tech) như là "hệ thống quan trọng", qua đó áp đặt các nghĩa vụ mới nếu cần thiết.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Đình Tiến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này.
(CLO) Các nhà khoa học Tây Ban Nha sẽ tiết lộ chi tiết về quốc tịch của nhà thám hiểm Christopher Columbus vào thứ Bảy sau khi sử dụng phân tích DNA để giải quyết một bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ.
(CLO) Trong năm 2024, Long An đã ghi nhận sự đổ bộ của hàng loạt “ông lớn” trong ngành bất động sản (BĐS) với những dự án có vốn đầu tư tỷ đô. Đó cũng là lý do mà đất nền - loại hình yêu thích của giới đầu tư BĐS đang có biến động rất tích cực để đón đầu sự phát triển trong tương lai.
(CLO) Hơn 370 triệu bé gái và phụ nữ trên thế giới, tương đương với tỷ lệ 1/8, đã trải qua tình trạng cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục trước 18 tuổi, theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố vào ngày 9/10.
(CLO) Đội tuyển Brazil đã giành thắng lợi kịch tính 2-1 trước Chile, ở lượt trận thứ 9 vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ, diễn ra sáng 11/10 (giờ Việt Nam).
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai), xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh vào giai đoạn 1.
(CLO) Trong hệ thống vận hành ô tô, dầu phanh đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình phanh xe. Hiểu rõ vai trò và tác dụng của dầu phanh sẽ giúp người lái bảo dưỡng xe tốt hơn, đồng thời gia tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh.
(CLO) Việt Nam trở thành một trong những thị trường đầu tiên trên toàn cầu chính thức được giới thiệu mẫu xe thuần điện siêu sang Mercedes-Maybach EQS 680 SUV.
(CLO) Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất (đang được Bộ Tư pháp thẩm định), Bộ Công an đã bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu.
(CLO) Tỉnh Thái Bình và thủ đô Moskva có nhiều tiềm năng hợp tác như lĩnh vực y tế, chuyển đổi số, quản lý và phát triển đô thị, lĩnh vực công nghiệp...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 1/11/2024 nhằm bù đắp chi phí khi các yếu tố đầu vào phục vụ hoạt động vận tải công cộng tăng cao.
(CLO) Unilever đã bán hoạt động kinh doanh tại Nga cho một tập đoàn sản xuất địa phương sau áp lực từ những người vận động cho rằng sự hiện diện của chủ sở hữu Dove và Ben & Jerry tại quốc gia này là để hỗ trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Đình Tiến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 36 đánh giá kết quả công tác 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024; công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ và thực hiện một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào ASEAN, đề nghị Nhật Bản tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ASEAN tham gia vào các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN và Australia hỗ trợ lẫn nhau thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, thông qua mở rộng hợp tác, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong giữ vững ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, khẳng định sự phát triển thịnh vượng của ASEAN không thể thiếu sự kết nối, hợp tác và hỗ trợ của các đối tác +3 trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
(CLO) Ngày 10/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre phối hợp với Công an tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin và lấy ý kiến đóng góp đối với 3 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 8.
(CLO) Phát biểu tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, đã đến lúc phải xem xét điều chỉnh chỉ tiêu về đất nông nghiệp; nhưng phải nghiên cứu rất kỹ, trên quan điểm phân bổ đất lúa nên giữ bao nhiêu, ở đâu cần giữ, để đảm bảo an ninh lương thực...
(CLO) Chiều 10/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề dự án Luật Nhà giáo trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với trên 200 cử tri là cán bộ quản lý, giáo viên, Chủ tịch Công đoàn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
(CLO) Chiều 10/10, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng cập nhật, kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ hai).
(CLO) Ngày 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Manuela Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.