Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

Thứ sáu, 26/04/2024 07:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Tại triển lãm "Thăng Long hội tụ", 26 họa sĩ, nghệ nhân từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội đã kết hợp cùng nhau mang đến 46 tác phẩm độc đáo với đa dạng chủ đề như chân dung vẻ đẹp thiên nhiên, lao động, văn hóa cổ truyền… nhằm ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Với nhiều cái tên đã quen thuộc trong lòng công chúng yêu mỹ thuật tại Hà Nội có thể kể đến như: Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Huân, Trần Cường, Vũ Thùy Mai, Nông Trang…

Bằng cách kết hợp các phong cảnh đặc trưng của Sơn Tây với hình ảnh của vùng đất cổ, các họa sĩ Sơn Tây đã tạo ra những bức tranh sôi động, lôi cuốn người xem. Trong khi đó, bằng cách tái hiện lại những di tích lịch sử, hình ảnh đời sống sinh hoạt, những con phố cổ, các họa sĩ Hà hành đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp truyền thống của thành phố ngàn năm lịch sử.

du khach an tuong voi 46 tac pham doc dao tai trien lam thang long hoi tu hinh 1

Không gian Triển lãm "Thăng Long hội tụ" tại số 22 Hàng Buồn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Là một trong số tác giả có tranh trưng bày tại triển lãm, họa sĩ Lương Thu Hà chia sẻ, cô mang đến triển lãm lần này tác phẩm "Trưa hè", điểm nhấn của tác phẩm là những vệt nắng vàng hắt trên khung cửa sổ, trên những mảng tường bong tróc, rêu phong, nhuốm màu thời gian và trên dãy ban công của ngôi nhà cổ mang đặc trưng của Hà Nội xưa. Điểm đối lập thú vị trong bức tranh là căn nhà đối diện, cửa sổ buông rèm che nắng, nhưng với đặc điểm nhà trên phố san sát nhau nên ánh nắng chiếu xuống rèm, hắt trở lại mảng tường, tạo nên đường chéo trong bố cục của bức tranh. Bên cạnh đó là hình ảnh đôi chim tạo nên khung cảnh yên bình, hạnh phúc trong buổi trưa hè tràn ngập ánh nắng. 

Nhiều năm nay những hình ảnh nông thôn gắn với những di sản của dân tộc là nguồn cảm hứng bất tận giúp họa sĩ Nguyễn Bá Huy thăng hoa cùng bút vẽ của mình. Tại Triển lãm Thăng Long hội tụ, anh mang đến tác phẩm “Cổng làng xóm huyện” lấy cảm hứng từ cánh cổng cổ xưa đi vào xã Chu Minh (huyện Ba Vì, TP Hà Nội). 

Họa sĩ Nguyễn Bá Huy cho biết, điều đặc biệt là cánh cổng duy nhất còn lại ở Ba Vì trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn vẹn nguyên, vẫn giữ được nét kiến trúc xưa. Thông qua tác phẩm này, anh muốn lưu giữ mãi mãi khoảnh khắc cánh cổng xã Chu Minh trong buổi trưa hè đầy nắng, muốn chia sẻ cho mọi người cùng chiêm ngưỡng, cùng suy ngẫm về những giá trị xưa cũ. 

du khach an tuong voi 46 tac pham doc dao tai trien lam thang long hoi tu hinh 2

Du khách thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật tại triển lãm.

Tới tham dự triển lãm, bạn Dương Hương Giang (sinh năm 2000, tại Thanh Xuân) cho biết, là một người yêu thích nghệ thuật nên sớm biết đến sự kiện khai mạc Triển lãm “Thăng Long hội tụ” và đến tham dự triển lãm này. Bạn Hương Giang thấy các tác phẩm tại triển lãm đã mô tả lại văn hóa, lịch sử nước ta một cách phong phú và tinh tế, tạo ra những bức tranh sôi động, lôi cuốn người xem. Trong đó tác phẩm “Cân bằng” trên chất liệu sơn mài của họa sĩ Nguyễn Đức Dương để lại nhiều ấn tượng nhất qua nét vẽ dày dặn kinh nghiệm. 

Triển lãm mỹ thuật Thăng Long hội tụ là sự kết hợp giữa hai truyền thống nghệ thuật từ thị xã Sơn Tây xưa và Thăng Long - Hà Nội ngày nay, là biểu tượng cho sự đoàn kết và tình yêu thương với đất nước. Những bức tranh này không chỉ là sự kỳ diệu của nghệ thuật mà còn là dấu ấn vĩnh cửu cho Thăng Long - Hà Nội trên hành trình phát triển về phía trước.

Triển lãm "Thăng Long hội tụ" kéo dài đến ngày 15/5 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hà Nội.

Việt Trung

Bình Luận

Tin khác

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

(CLO) Vào đầu tháng 5, những cây hoa bằng lăng trên các con phố tại Hà Nội lại đua nhau bung nở khoe sắc tím rực rỡ, mang lại vẻ đẹp nên thơ cho Thủ đô vào những ngày đầu mùa Hè.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa