Du lịch Bình Thuận làm gì để giữ chân du khách?

Thứ tư, 29/05/2019 16:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Có một thực tế rằng, những thành phố lân cận như Nha Trang, Đà Lạt, Khánh Hòa đã phát triển rất nhanh về các sản phẩm du lịch, trong khi Bình Thuận vẫn còn " rụt rè" , dù được thiên nhiên ưu đãi rất lớn để phát triển du lịch ở vùng đất cực Nam Trung bộ.

Đẹp nhưng chưa sang

Với chiều dài bờ biển hơn 192 km, Bình Thuận được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng du lịch. Không chỉ có Mũi Né mà còn có nhiều điểm đến tiềm năng như: Tiến Thành, La Gi, Mũi Kê Gà, Mũi Cà Ná…. Tuy nhiên, du lịch tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thật sự có điểm nhấn để thu hút du khách lựa chọn để nghỉ dưỡng.

Phan Thiết thu hút khá đông du khách về tắm biển nghỉ dưỡng trong những ngày hè

Phan Thiết thu hút khá đông du khách về tắm biển nghỉ dưỡng trong những ngày hè

Thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) nơi sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những bãi biển xanh mát và đồi cát vàng trải dài tạo nên một khung cảnh hữu tình, nhưng hiện tại vẫn chưa phải là điểm đến thật sự thu hút du khách. Bỡi lẽ, yếu tố đi lại là nguyên nhân khiến khách du lịch “ái ngại” khi chọn địa phương này là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn.

Theo TS.Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ đánh giá Bình Thuận có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó có thế mạnh về biển, cảnh quan, khí hậu mát mẻ và đặc biệt với địa danh Mũi Né luôn là địa danh được du khách lựa chọn hàng đầu khi đến Bình Thuận để du lịch.

Tuy nhiên, để du lịch Bình Thuận phát triển nhanh, mạnh theo TS. Trần Du Lịch, yếu tố đầu tiên và tiên quyết chính hạ tầng giao thông, nhằm rút ngắn thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực; thu hút những nhà đầu tư có tiềm năng để đầu tư các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế, tập trung vào nhà đầu tư có chiến lược dài hạn. Song song với đó Bình Thuận cần tăng cường quảng bá du lịch và liên kết có hiệu quả trong phát triển du lịch giữa các vùng với nhau…

Và một khi giải quyết được bài toán trên, Phan Thiết chắc chắn sẽ trở thành "thiên đường du lịch – nghỉ dưỡng" của Việt Nam.

Bình Thuận cần làm gì để hút du khách?

Và để giải quyết bài toán khó nói trên, ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 1772/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Phát triển Khu du lịch Mũi Né trở thành một điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng đã quyết định khởi công dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với tổng vốn gần 15.000 tỷ đồng và Cảng hàng không Phan Thiết với mức đầu tư 10.000 tỷ đồng vào quý III/2019, sau khi đã hoàn tất các thủ tục bồi thường và giải phóng mặt bằng. Đây là yếu tố tiên quyết để thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Bình Thuận phát triển trong thời gian tới.

Một khi Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ được xây dựng và đi vào vận hành thì việc di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Thuận sẽ chỉ mất 2 giờ đồng hồ.

Bên cạnh đó, nhiều tuyến giao thông dọc chiều dài bờ biển Bình Thuận kết nối các trung tâm du lịch của tỉnh cũng được đầu tư hoàn chỉnh. Tuyến cao tốc Phan Thiết - Mũi Né - Nha Trang khởi công vào quý II/2017 cũng sẽ góp phần đưa Phan Thiết trở thành tâm điểm của "tứ giác vàng du lịch" TP.HCM - Phan Thiết - Đà Lạt - Nha Trang.

Đặc biệt, dự án Sân bay Phan Thiết sau khi đi vào hoạt động sẽ đưa Phan Thiết trở nên gần gũi hơn không chỉ với du khách trong nước mà còn là điểm đến thường xuyên của du khách quốc tế trong tương lai không xa.

Chưa hết, dự án đầu tư xây dựng cao tốc trên tuyến Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận với tổng mức đầu tư là 39,66 nghìn tỷ đồng, đã được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt.

Dự án có tổng chiều dài 160 km, gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 12 km, Vĩnh Hảo - Phan Thiết 100,8 km, Phan Thiết - Dầu Giây 47,5 km.

Được biết, toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân với tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 1,179,45 ha.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, sau khi hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m; vận tốc thiết kế từ 100 - 120 km; toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1 km.

Cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án không chỉ tháo gỡ vướng mắc về giao thông đối ngoại, mà còn tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế - xã hội và câu chuyện du lịch bứt phá chỉ là sớm muộn.

Khi vấn đề hạ tầng được giải quyết, hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng ào ạt đổ bộ về Phan Thiết để đón đầu như dự án Aloha Beach village của Tập đoàn Việt Úc, dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex của Tập đoàn Rạng Đông, NovaHills Mũi Né và NovaWorld Phan Thiết... Trong đó, nổi bật hơn cả là dự án AloHa Beach Village với quy mô 15ha có tổng vốn đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng, dự án này được mệnh danh là “Hawaii của Việt Nam” với nhiều dịch vụ đẳng cấp quốc tế.

Aloha beach Village do Tập đoàn Việt úc làm chủ đầu tư

Aloha beach Village do Tập đoàn Việt úc làm chủ đầu tư

Aloha beach Village với 50 shophouse, khu resort và khách sạn Aloha 4 sao với 3.200 căn condotel & biệt thự nghỉ dưỡng ven biển Aloha tiêu chuẩn 4 sao quốc tế và Trung tâm thương mại sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách khi đến Bình Thuận.

Dự án được vận hành bởi Tập đoàn Commercial Reality Group (CMC) của Mỹ. CMC là Tập đoàn Quản lý khách sạn uy tín hàng đầu thế giới, hiện đang sở hữu 20 chuỗi thương hiệu khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng trên toàn cầu. 

Bên cạnh đó, Tập đoàn Việt Úc - chủ đầu tư của dự án Aloha còn giải quyết được bài toán làm sao để du khách một khi đã đến đây phải “rút ví” khi cho ra đời dự án phố đi bộ Aloha Alanui sẽ được đưa vào vận hành vào tháng 5 này.

Theo đó, Aloha Alanui sẽ cung ứng ra thị trường hơn 60 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, cửa hàng mua sắm, quán bar – club, cùng không gian tiệc tùng sầm uất tại Phan Thiết. Theo chủ đầu tư, du khách phải mất thêm một ngày đêm để khám phá hết tổ hợp trên tuyến phố đi bộ Aloha Alanui.

Điểm nhấn của Aloha Alanui chính là “thiên đường ẩm thực” với hệ thống 20 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, từ các món ăn đường phố, hải sản đậm chất Phan Thiết, đến các món ăn mang phong cách Trung Hoa, Á – Âu…  với mức giá vô cùng hợp lý.

Tập đoàn Việt Úc vừa mới bàn giao xong và đưa vào hoạt động Aloha Rubi thuộc huyện Hàm Thuận Nam

Tập đoàn Việt Úc vừa mới bàn giao xong và đưa vào hoạt động Aloha Rubi thuộc huyện Hàm Thuận Nam

Bên cạnh khu ẩm thực, du khách có thể thỏa sức trải nghiệm Aloha Alanui với khu mua sắm đa chức năng đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới bên cạnh các sản phẩm truyền thống tạo nên một không gian mua sắm đa sắc màu.

Ngoài ra, du khách còn được tận hưởng những giây phút thư giãn, chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp với hệ thống Spa, Karaoke Stage, Aloha Fitness hiện đại khi đặt chân đến phố đi bộ Aloha Alanui.

Sẽ là thiếu sót, nếu du khách bỏ qua không gian sôi động của các quán bar, beer club trên phố Tây Aloha Alanui, đây được ví như "phố Tây Bùi Viện" thứ hai khi cuộc sống về đêm thuộc hàng náo nhiệt bậc nhất trên tuyến phố đi bộ. Hay hòa mình vào những cuộc vui thâu đêm, đón nhận làn gió biển mát rượi với bữa tiệc BBQ bên dãy lều du mục ven biển đa màu sắc.

Sự xuất hiện của tuyến phố đi bộ Aloha Alanui phần nào giải đáp được bài toàn chơi gì, ăn gì khi đến Bình Thuận du lịch.

Hữu Vinh

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa