Đưa hàng Việt đến nông thôn: Doanh nghiệp còn dè dặt

Thứ năm, 01/08/2019 08:56 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đến nay là tròn 10 năm chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” được triển khai tại khắp các địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, hiệu quả đạt được vẫn chưa được như kỳ vọng.

Người tiêu dùng nhiều nơi vẫn còn không biết mua hàng Việt chất lượng ở đâu còn doanh nghiệp chưa có cách tối ưu để luân chuyển hàng hóa về nông thôn đều đặn.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam phân tích, việc doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn tổ chức các chuyến hàng Việt về nông thôn là vì thời điểm chỉ tập trung vào dịp cuối năm, Tết Nguyên đán theo hình thức hội chợ, không có chiều sâu. Khi kết thúc, người tiêu dùng muốn mua thêm sản phẩm cũng không biết tìm ở đâu, kết nối bằng cách nào; thậm chí, tại một số địa phương còn xuất hiện việc doanh nghiệp lợi dụng phiên chợ Việt tổ chức ở vùng sâu vùng xa để bày bán sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí còn có cả hàng “nhái” thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước…

Cần có thêm chính sách cho hàng Việt.

Cần có thêm chính sách cho hàng Việt.

Các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, trung bình chi phí vận chuyển, thuê gian hàng và nhân công về các xã gần trung tâm thành phố, doanh nghiệp phải bỏ ra từ 12 – 15 triệu đồng (chưa kể đến các xã vùng sâu, vùng xa). Chi phí lớn, đòi hỏi doanh thu mỗi chuyến bán hàng về nông thôn phải đạt từ 150 – 170 triệu đồng mới có thể hòa vốn. Chi phí nhiều nhưng trung bình doanh thu mỗi phiên chợ Việt chỉ đạt 90 – 100 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ Việt Nam không tham gia chương trình này.

Theo các chuyên gia, thị trường nông thôn rộng lớn nhưng hệ thống bán lẻ hiện đại chưa vươn tới, sức tiêu thụ thấp nên khó thu hút doanh nghiệp. Trưởng Bộ phận dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen Việt Nam Nguyễn Anh Dũng cho rằng, doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường này không nên tham vọng phủ hàng hết các cửa hàng đang có ở thị trường nông thôn mà phải xác định được đâu là điểm cần tổ chức bán hàng, từ đó, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của doanh nghiệp bán lẻ.

Để thu hút các doanh nghiệp tham gia đưa hàng về nông thôn, Nhà nước cần có sự hỗ trợ, quan tâm thông qua những chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống bán lẻ tại thị trường này, cần tổ chức quy hoạch mạng lưới phân phối ở vùng nông thôn, doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở thiết lập các điểm bán hàng cố định, tạo liên kết vững chắc với thị trường. Các cơ quan quản lý và địa phương hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục giấy tờ, mặt bằng kinh doanh để xây dựng hệ thống phân phối, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. 

Thanh Lê

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp