Đúc đồng Ngũ Xã: Tinh hoa đất Hà Thành

Thứ ba, 05/02/2019 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nghề đúc đồng Ngũ Xã từng là 1 trong 4 nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”. Trải qua gần 500 năm, thế hệ con cháu làng đúc đồng Ngũ Xã vẫn duy trì và phát triển được tinh hoa của ông tổ nghề.

Dấu ấn 500 năm lịch sử

Nằm về phía Đông Bắc của Hà Nội, có một ngôi làng nhỏ nằm nhô ra trên hồ Trúc Bạch, tạo nên một bán đảo có địa thế tuyệt đẹp khu vực Hồ Tây – Trúc Bạch. Đó chính là làng Ngũ Xã thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình ngày nay. Đây là nơi đã sản sinh ra biết bao thế hệ những người làm nghề đúc đồng và các sản phẩm đồng đúc để phục vụ đời sống của người dân kinh thành Thăng Long xưa.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Tương truyền kể lại rằng: Vào khoảng đời Lê (1428-1527), dân của 5 làng Đông Mai, Châu Mỹ, Long Thượng, Điện Tiền và Đào Viên thuộc huyện Văn Lâm - Hưng Yên và huyện Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay, vốn có nghề đúc đồng đã về kinh thành Thăng Long để lập trường đúc tiền và đồ thờ. Tại đây, họ đã sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng làng mới trên đất Thăng Long và lấy tên là Ngũ Xã, có nghĩa là 5 làng để ghi nhớ 5 làng quê gốc của mình. Về sau làng được tổ chức thành phường nghề riêng, gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã.

Ban đầu làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền cho triều đình sau đó đúc thêm đồ thờ cúng như: tượng, bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa… và các đồ dùng dân dụng như: mâm, nồi, chậu… Những sản phẩm trên đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế, văn hóa, tâm linh của kinh thành Thăng Long và cả nước. Qua nhiều thế kỷ, tên Ngũ Xã - làng đúc đồng đã trở nên gần gũi, quen thuộc với nhân dân khắp nơi.

Có một điều độc đáo trong các sản phẩm đồng đúc của Ngũ Xã đó là kỹ thuật đúc liền khối, kể cả những sản phẩm lớn và rất lớn. Những sản phẩm đồng đúc ở Ngũ Xã mặc dù trải qua bao thăng trầm cùng thời gian nhưng đến nay vẫn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng mà không có lò đúc đồng nào trên cả nước sánh kịp. Điều làm nên sự khác biệt trong các sản phẩm của làng Ngũ Xã chính là ở kỹ thuật đúc liền khối. Việc đúc liền khối những sản phẩm nhỏ đã không hề đơn giản, nên đối với những sản phẩm có kích thước lớn thì khó khăn này càng nhân lên gấp bội.

Mỗi nghệ nhân đều là những người thợ điêu khắc tài ba, cần phải khéo léo, chính xác từ kiểu mẫu cho đến tỷ lệ.

Mỗi nghệ nhân đều là những người thợ điêu khắc tài ba, cần phải khéo léo, chính xác từ kiểu mẫu cho đến tỷ lệ.

Người “thổi hồn” cho nghề đúc đồng Ngũ Xã

Trải qua nhiều khó khăn trong việc làm nghề và giữ nghề, hiện nay còn rất ít những nghệ nhân còn đam mê và giữ được nghề. Xưởng đúc đồng nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng là một trong những nơi hiếm hoi còn lại trong làng Ngũ Xã vẫn tiếp nối nghề đúc đồng truyền thống của cha ông. Với mong muốn níu giữ nghề, vượt qua bao gian nan và trăn trở ông Ứng cũng giữ lại được tinh hoa văn hóa vốn có của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. Để có được một sản phẩm đồng tinh xảo, đẹp mắt phải mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn vất vả: “Người thợ đúc đồng chẳng khác nào người thợ đa năng, thông thạo nhiều bộ môn, từ tạo hình đắp khuôn cho đến nung lò, gọt giũa… tất cả đều cần có một bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của người thợ tâm huyết làm nghề mới ra được sản phẩm ưng ý” - ông Ứng chia sẻ.

Trước kia chưa có máy ảnh, khách hàng phải gửi ảnh ba chiều (trái - phải - trước mặt), theo đó thợ làm nghề sẽ tạo hình bằng đất sét, nhựa hoặc đồng để bắt đầu quy trình chế tác. Gian nan vất vả là thế nhưng bản thân ông Ứng vẫn quyết tâm bám trụ với nghề với một mong muốn duy nhất là giữ lại nghề truyền thống của gia đình, của quê hương. Những ngày đầu thời kỳ bao cấp, ông còn bị gọi là “điên”, “thần kinh” cũng bởi đất nước còn khó khăn như thế thì làm ra bán cho ai mua? Nhưng với lòng yêu nghề ông vẫn quyết tâm bám trụ với nghề.

Xưởng đúc nhà ông không chỉ là nơi trưng bày nhiều tượng đồng với những kỹ thuật tinh xảo, mà còn là nơi để rất nhiều khách du lịch quốc tế đến tìm hiểu về nghệ thuật đúc đồng và văn hóa của Việt Nam. Xưởng của ông rất nhiều đơn đặt hàng, chủ yếu là các tượng Phật, tượng Bác Hồ và các nhân vật lịch sử, đồ thờ… Có rất nhiều đơn hàng của khách nước ngoài, nên thợ của ông lúc nào cũng phải làm việc hết công suất. Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng luôn mong muốn và trăn trở nghề đúc đồng của Ngũ Xã sẽ được lưu giữ và tồn tại mãi mãi cùng những nét tinh hoa của đất Hà thành xưa.

Mỗi nghệ nhân đều là những người thợ điêu khắc tài ba, cần phải khéo léo, chính xác từ kiểu mẫu cho đến tỷ lệ.

Mỗi nghệ nhân đều là những người thợ điêu khắc tài ba, cần phải khéo léo, chính xác từ kiểu mẫu cho đến tỷ lệ.

Tinh hoa đất Hà Thành

Dấu ấn của làng đúc đồng Ngũ Xã là các sản phẩm bằng đồng trong suốt mấy trăm năm nay. Điều này đã khẳng định tài năng của họ và sự thông minh sáng tạo, đôi mắt nhìn chuẩn xác, bàn tay khéo léo và đức tính cẩn trọng, người thợ thủ công còn có bí quyết nghề nghiệp và kinh nghiệm từ lâu đời. Chính những yếu tố đó đã góp phần nối dài thêm danh tiếng của nghề đúc đồng Ngũ Xã, dư âm của gần 500 năm tồn tại một làng nghề đúc đồng như một lời khẳng định tinh hoa của nghề đúc đồng sẽ vẫn mãi tồn tại trên chính mảnh đất Ngũ Xã xinh đẹp này.

Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam. Một trong những sản phẩm của Ngũ Xã được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã. Pho tượng cao 3,95m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60m, không có những sai sót về kỹ thuật đúc. Các tác phẩm nổi tiếng khác như tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Quán Thánh đúc năm 1677, chuông chùa Một Cột cũng được nhiều tài liệu ghi nhận là sản phẩm của các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã. Chẳng thế mà nhận định nghề đúc đồng Ngũ Xã chính là tinh hoa của đất Hà Thành quả là không ngoa.

Thu Hằng

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa