Đừng để người lao động không có Tết

Thứ năm, 08/12/2022 16:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mất việc, nghỉ không hưởng lương; tạm hoãn hợp đồng lao động; chấm dứt hợp đồng lao động… là tình cảnh mà hơn 400.000 lao động trên cả nước đang phải hứng chịu. Nếu không có những giải pháp gỡ khó kịp thời, hữu hiệu, thì người lao động mất Tết sẽ hoàn toàn là thực tế hiện hữu.

1. “Ngày thường tôi cũng phải tiết kiệm lắm thì may ra Tết mới ấm no. Nhưng giờ đùng cái phải nghỉ việc, thử hỏi tiền ở đâu xoay cho kịp mấy tháng cuối năm, nói chi là ăn Tết”, đó là tâm sự đầy thảng thốt, âu lo của chị Huỳnh Thị Kim Linh (41 tuổi, công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng ở quận Bình Tân, TP. HCM) với phóng viên khi được hỏi: “Tết này, tính sao?”.  Thực sự giờ này, chị Linh cũng không biết tính sao. Chị nhận được tin chấm dứt hợp đồng lao động từ hồi cuối tháng 10 và đến chuyện tìm được ngay việc làm mới trong thời điểm Tết đã cận kề với một người đã qua tuổi 40 như chị thực sự “khó như hái sao trên trời”.

dung de nguoi lao dong khong co tet hinh 1

Nhiều công nhân ngành may bị mất việc do doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng.

Điều đáng quan ngại là chị Linh chỉ là một trong hơn 400.000 trường hợp đã bị mất việc trong 11 tháng qua và trong bối cảnh doanh nghiệp đứng trước nguy cơ sẽ còn tiếp tục trong tình trạng “đói” đơn hàng, ít nhất là hết quý I năm sau, thì con số hơn 400.000 người chắc chắn sẽ còn tăng lên từng ngày. Theo bà Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐVN, tới thời điểm ngày 9/11/2022, có 25 địa phương, đơn vị, ngành báo cáo có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, đời sống. Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), địa bàn bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp ở khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là lao động làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Càng quan ngại hơn khi có những gia đình, không chỉ một mà có đến hai người bị mất việc cùng lúc. Đã có những gia đình, vợ - chồng, anh em ruột cùng mất việc. Đa số người lao động mất việc trong đợt này chủ yếu là công nhân nghèo sống xa quê, không nhà cửa, không nơi bấu víu. Càng xót xa hơn nữa khi cái sự mất việc, mất lương lại xảy đến sau một thời gian dài họ đã buộc phải nghỉ việc không lương bởi dịch COVID-19, nguồn tiền dành dụm, tích luỹ để phòng lúc đói, lúc đau ốm, cuốn sổ BHXH để có chút tiền trợ cấp, giờ đây gần như không có. Vì thế, mất việc mà không có cơ hội tìm lại được việc mới, mất lương mà trước mắt không có khoản thu nào để đắp bù, thêm vào đó đang là thực tế hiện hữu với rất nhiều người lao động.

Với họ, giờ đây ăn Tết, sắm Tết không chỉ là cái gì đó quá đỗi xa xỉ mà còn là điều mà họ không muốn nhắc đến, thậm chí với nhiều người, nhắc đến Tết chẳng khác nào cứa nhát dao sắc nhọn vào trái tim đang ăm ắp những nỗi lo âu, chán chường của họ. Thứ họ quan tâm nhất lúc này không phải là chuyện “Tết này ăn Tết ra sao?” mà là Tết này sẽ sống thế nào, làm thế nào để có thể “qua ngày đoạn tháng”. Những ngôi nhà trọ công nhân, những ngày cuối năm trước đây, vốn rổn rảng tiếng cười nói bàn chuyện về quê ăn tết, giờ đây im ắng, văng vẳng đâu đây có lẽ chỉ là những tiếng thở dài.

2. Tết là thời khắc thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với hết thảy người Việt. Từ xa xưa, khi còn khó khăn, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, dù bận bịu đến mấy, thiếu thốn đến đâu, người Việt ai cũng đều cố gắng lo cho gia đình mình một cái Tết đủ đầy nhất có thể. Bởi vậy người Việt xưa mới có câu: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”. Vì thế, chưa nói tới câu chuyện Tết vui, mà làm sao để với mỗi người dân Việt, có được một cái “Tết no” đã là câu chuyện của lương tri, tình người và trách nhiệm. Việc lo cho người lao động có Tết, không mất Tết, cũng nằm chính trong câu chuyện trách nhiệm, tình người ấy.

Vẫn biết, quyết định tạm ngừng việc làm với người lao động do “đói” đơn hàng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái là điều bất khả kháng, không một doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, trợ lực cho người lao động như thế nào để họ có thể xoay sở trụ vững qua ngày trước khi tìm được công việc mới và trước mắt tối thiểu cũng được gọi là “có Tết” là trách nhiệm của cả doanh nghiệp và chính quyền. Người xưa vẫn nói, mọi con đường dù khó đi, nhưng không phải là không thể tìm được lối ra.

dung de nguoi lao dong khong co tet hinh 2

Thời gian qua, việc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tại một số địa phương đã chủ động vào cuộc thực sự là tín hiệu đáng mừng.

Đơn cử như Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, với phương châm “tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, đã dự kiến, dịp Tết Quý Mão năm 2023, sẽ trao 15.000 suất hỗ trợ (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng tiền mặt) cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, với tổng kinh phí 15 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách công đoàn TP. Hà Nội và kinh phí hỗ trợ của UBND TP. Hà Nội.

Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội cũng dự kiến tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân gắn kết” năm 2023 và “Chợ Tết công đoàn” tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô trong 2 ngày; hỗ trợ phương tiện cho 1.200 công nhân khó khăn của khu công nghiệp và chế xuất, ngành Dệt may Hà Nội về quê đón Tết; hỗ trợ 50% kinh phí thuê xe, phương tiện để tổ chức chương trình đưa công nhân về quê đón Tết.

Hay như tại TP.HCM, chương trình “Tấm vé nghĩa tình” Tết Quý Mão năm 2023 của Công đoàn Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh,  dự kiến sẽ trao tặng 35.000 vé xe, vé tàu, vé máy bay cho đoàn viên công đoàn và người lao động gặp khó khăn nhiều năm, không có điều kiện về quê đón Tết.

Cùng với nỗ lực của các địa phương, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện giải ngân hết nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ duy trì và tạo việc làm trong dự kiến kế hoạch năm sau để thực hiện ngay năm nay…

Một số chuyên gia đã đưa ra đề xuất để tạm thời hỗ trợ người lao động mất việc trước Tết Nguyên Đán. Ví dụ như trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đang kết dư hơn 55.7000 tỷ đồng, để giúp doanh nghiệp giữ chân, giữ việc cho người lao động cho tới khi có đơn hàng trở lại. Hoặc xem xét gia hạn gói hỗ trợ an sinh 26.000 tỷ đồng cho công nhân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bởi nhiều chính sách trong gói này vẫn phù hợp và có thể triển khai ngay nếu được kéo dài…

Cũng có thể hỗ trợ gián tiếp người lao động thông qua doanh nghiệp bằng cách nới room tín dụng, nới điều kiện cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2%, miễn giảm phí công đoàn, giãn đóng bảo hiểm… nhằm giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận vốn, bớt phần nào chi phí đầu vào để xoay xở làm ăn, giữ việc cho công nhân…

Bản thân nhiều doanh nghiệp dù đang bộn bề khó khăn cũng tập trung hỗ trợ người lao động. Đơn cử như công ty An Giang Samho, đến ngày 10/11, đã áp dụng nhiều chế độ hỗ trợ. Ngoài hỗ trợ 2.000.000đ/người, công ty còn xem xét giữ lại khoảng 1.000 công nhân thuộc các đối tượng, như phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mẹ (cha) đơn thân, công nhân có sổ hộ nghèo, người lao động từ đủ 40 tuổi trở lên đã làm việc đủ 10 tháng để tiếp tục làm việc cho đến khi đủ 12 tháng để nhận bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, Công ty cũng khẳng định sẽ xem xét và cắt giảm 1 người nếu trong danh sách cắt giảm có tên cả hai vợ chồng, hai mẹ (cha) con, hai chị (anh) em ruột…

Sự vào cuộc của các nhà hảo tâm lúc này cũng là điều hết sức cần thiết… Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân, nhưng sự chung tay vào cuộc bằng cả sự nhiệt tâm và tấm lòng, hẳn ít nhiều cũng sẽ mang đến sắc xuân ấm áp cho người lao động, để không ai mất Tết, không ai bị bỏ lại phía sau.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn