Đừng để thua trên “sân nhà” 

Thứ năm, 05/04/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo ước tính của Bộ Công Thương, quy mô giá trị thị trường ngành hàng gia dụng trong nước đạt khoảng 15 tỷ USD. Ngành hàng này còn nhiều tiềm năng do dân số trẻ, nhu cầu tách hộ gia đình lớn và gia tăng số lượng học sinh - sinh viên, với mức thu nhập tăng dần. Do đó, thị trường đang có sự đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu lớn đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức...

Khi “ông lớn” xuất hiện

Tại thị trường hơn 90 triệu dân này, hàng loạt các “ông lớn” nước ngoài, nhất là về ngành hàng gia dụng thể hiện rõ tham vọng sẽ trở thành người chơi đáng nể trên thị trường vốn cạnh tranh từng centimet cả trong và ngoài nước. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc được coi là thủ phủ của hàng gia dụng trên thế giới đã và đang có mặt tại Việt Nam. 

Hiện tại, dù các thương hiệu trong nước đang chiếm 80% thị phần, 20% thuộc về các thương hiệu ngoại, tuy nhiên, trong 80% thị phần các doanh nghiệp tại Việt Nam, chủ yếu là hàng có xuất xứ Trung Quốc thông qua những cái “bắt tay” với doanh nghiệp nội như Sunhouse, KoriHome, Asanzo, Kangaroo.

Gần đây, Công ty Cổ phần Thương mại HMH Việt Nam vừa chính thức trở thành đơn vị phân phối độc quyền ngành hàng gia dụng Bosch (Đức) tại Việt Nam, với nhiều mặt hàng gia dụng của Bosch được người dùng Việt ưa chuộng như bếp từ, máy rửa bát, lò vi sóng, tủ lạnh, máy giặt… Trong chiến lược mở rộng thị trường tại Việt Nam, ngoài hai showroom tại Hà Nội và TP. HCM, dự kiến trong năm 2018 HMH sẽ mở thêm 4 showroom mới, đồng thời là điểm trải nghiệm sản phẩm cho người tiêu dùng trên toàn quốc.

Trong khi đó, Tập đoàn Elmich - thương hiệu gia dụng cao cấp của Tập đoàn Elmich Châu Âu cũng chọn Việt Nam làm địa chỉ đầu tư với thâm niên hơn 6 năm, và hiện tiếp tục cho ra mắt nhiều sản phẩm gia dụng cao cấp chất lượng, đẳng cấp, an toàn và giá cả phù hợp.

Mới đây, theo tin từ Công ty VEAS (Việt Nam), ngày 04/04/2018, Hội nghị giao thương (B2B) giữa các doanh nghiệp Việt Nam với 16 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp sẽ được tổ chức tại TP. HCM. 16 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp sẽ có mặt tại Việt Nam để giao thương, với hy vọng tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.

Có thể thấy, thị trường hàng gia dụng vẫn có những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn thu hút sự đổ bộ của các ông lớn nước ngoài cũng như sự gia nhập của các thương hiệu Việt. Chính sự đầu tư của các “ông lớn” trong ngành gia dụng đã khiến cho thị trường ngành này sôi động hơn rất nhiều trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển thị trường đồ gia dụng không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các nước Châu Á.

Báo Công luận
Nếu các doanh nghiệp trong nước không có chiến lược thị trường phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh thì nguy cơ thua trên “sân nhà” là rất lớn. 

Thay đổi hay là chết?

Cùng với sức hấp dẫn về thị trường tiêu thụ là sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân. Tại các thành phố lớn, người tiêu dùng luôn ưa chuộng những sản phẩm có thiết kế đẹp, chất lượng cao và an toàn với sức khỏe. 

Ở vùng nông thôn, xu hướng tiêu dùng hàng gia dụng từ trước đến nay vẫn tập trung vào các sản phẩm giá thành rẻ, bền nhưng chưa để ý đến tính an toàn khi sử dụng. Nếu như trước đây, sản phẩm gia dụng, đồ dùng nhà bếp của người dân Việt Nam thường xuất phát từ hàng trôi nổi hay các cơ sở sản xuất gò hàn thủ công thì đến nay, thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu trong nước và nước ngoài, đa dạng chủng loại, chất lượng và mức giá khác nhau. Do thu nhập đang dần được cải thiện, bộ phận dân cư này cũng ngày một thay đổi và tiệm cận với xu hướng tại thành phố, mức mua sắm các sản phẩm phổ thông tăng trưởng 40% và sản phẩm cao cấp tăng trưởng 38,5%. Điều này cho thấy, người tiêu dùng nông thôn sẽ không còn trung thành với các sản phẩm phổ thông, rẻ tiền.

Thách thức lớn sẽ đến từ hàng loạt đối thủ cạnh tranh ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc… sẽ được hưởng lợi từ thuế 0% từ các hiệp định thương mại. Điều này đem lại lợi thế cho các công ty thương mại và bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có thể dễ giải quyết vấn đề này hơn, doanh nghiệp nội địa chắc chắn sẽ còn nhiều lúng túng.

Trước các ông lớn trong ngành hàng gia dụng, các doanh nghiệp nội địa có phần đơn thương độc mã, thậm chí có thể bị các ông lớn nước ngoài đè bẹp lúc nào không hay. Để có thêm động lực cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã và đang gọi vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân có tiền nhàn rỗi. Các doanh nghiệp nội địa cần tập trung ở thị trường trong nước và từng bước đối mặt với những “người chơi” trên đỉnh. 

Nhiều doanh nghiệp vẫn yếu trong áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Các dòng sản phẩm chưa thực sự đa dạng và vượt trội trên thị trường. Nhiều chi phí đầu vào tăng cao so với doanh nghiệp nước ngoài. Nếu không mạnh ở thị trường trong nước, doanh nghiệp khó có thể đạt kim ngạch xuất khẩu cao do thị trường quốc tế vốn chứa đựng nhiều rủi ro. Nguy cơ mất thị trường nội địa rất lớn do xu hướng tiêu dùng yêu cầu sự đa dạng về sản phẩm, mà đây không phải là lợi thế của doanh nghiệp Việt. 

Trong bối cảnh hội nhập, nếu các doanh nghiệp trong nước không có chiến lược thị trường phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh thì nguy cơ thua trên “sân nhà” là rất lớn. Dự báo trong vòng 3 - 5 năm nữa, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt sẽ gặp nhiều khó khăn.

Do đó, các doanh nghiệp thuần Việt cần phải hướng tới thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, đây vẫn là thách thức do thiếu các chính sách hỗ trợ mang tính vĩ mô, chưa đi sâu vào từng ngành hay những vấn đề nội tại của doanh nghiệp như nhân lực. Dự báo giai đoạn này, doanh nghiệp thuần Việt sẽ cực kỳ khó khăn. Đó là lý do khiến doanh thu của các ông lớn Việt trên thị trường đang bị chững lại.

Theo nhận định của Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương, nếu có chiến lược thị trường phù hợp, thì dù có sự “đổ bộ” của thương hiệu cao cấp trên thế giới, các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng trong nước vẫn có thể giữ được chỗ đứng tốt trên thị trường. Đặc biệt, thị trường hàng gia dụng tại khu vực nông thôn còn thiếu nhiều mặt hàng phù hợp thị hiếu và khả năng chi trả của người tiêu dùng. Vì vậy, việc chú trọng vào thị trường bình dân, khu vực nông thôn là một hướng đi tốt để khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, để khai thác tốt phân khúc thị trường trung cấp và bình dân trong ngành hàng gia dụng, các doanh nghiệp nên chủ động đồng hành với chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn… để tiếp cận và hiểu rõ hơn nhu cầu của người dân.

Nguyễn Nam

Tin khác

Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

(CLO) Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu 162.647 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về hơn 445 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,3%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 3 đồng lãi. Vì vậy, EVNSPC chỉ ghi nhận lãi mỏng và nộp thuế "bèo". Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 chỉ vỏn vẹn hơn 32 tỷ đồng, tức là tương đương khoảng 2 giờ bán điện.

Tài chính - Bảo hiểm
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm