Thông tư số 31/2019 của Bộ Y tế về sữa học đường:

Đừng để "vẩn đục" một chủ trương có tầm nhìn và nhân bản

Thứ năm, 26/12/2019 10:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau rất nhiều lần lỡ hẹn, ngày 5/12/2019, Bộ Y tế mới có Thông tư số 31/2019/TT/BYT quy định yêu cầu với các sản phẩm sữa tươi trong Chương trình Sữa học đường, giúp dẹp bỏ những “lấn cấn”, nghi ngại trong quá trình, cách thức triển khai, nhất là đối với các địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Giấc mơ “cải thiện tầm vóc Việt”

Để nâng cao thể chất và “tầm vóc” thế hệ tương lai, các quốc gia như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… đã triển khai Chương trình Sữa học đường từ rất sớm. 40 năm có “sữa học đường”, người Nhật đã cao thêm 10cm. Riêng nước Mỹ, sữa học đường đã có lịch sử hơn 80 năm.

Ngoài vấn đề chiều cao trung bình của người dân đứng thứ 4 thế giới từ dưới lên, theo một báo cáo của UNICEF, Việt Nam còn nằm trong Top 34 quốc gia phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất, nơi có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài. Theo Bộ Y tế, chiều cao của người Việt Nam chỉ tăng được 3cm từ 1993 đến nay, còn cách rất xa so với mục tiêu đặt ra và hiện thấp hơn chiều cao trung bình của các nước châu Á. Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi chỉ giảm 1,0%/năm và hiện vẫn ở mức cao, chiếm 24,6% và có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, thiếu máu là 27,8% và thiếu kẽm tới 69,4%.

Sữa học đường được triển khai ở Thái Lan, giúp tăng chiều cao và giảm suy dinh dưỡng ở trẻ.

Sữa học đường được triển khai ở Thái Lan, giúp tăng chiều cao và giảm suy dinh dưỡng ở trẻ.

Trong các giải pháp khắc phục tình trạng trên, bổ sung đa vi chất vào sữa và sữa học đường được ưu tiên nhắc đến. Vì thế Chương trình “Sữa học đường” khi ra đời đã được xem là đúng đắn, có tầm nhìn và đầy nhân bản.

Năm 2016, Chương trình Sữa học đường Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện đến năm 2020 với mục đích: “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.  Đặc biệt, Chương trình Sữa học đường Việt Nam được tiến hành theo hình thức xã hội hóa. Chi phí cho các em uống sữa sẽ được đóng góp từ 3 nguồn là Nhà nước, phụ huynh và doanh nghiệp cung ứng sữa. Hiện nay, trên cả nước đã có 17 tỉnh/thành triển khai Chương trình Sữa học đường và đạt được những kết quả bước đầu. 

Chương trình sữa học đường khi ra đời đã luôn được xem là đúng đắn, có tầm nhìn và đầy nhân bản.

Chương trình sữa học đường khi ra đời đã luôn được xem là đúng đắn, có tầm nhìn và đầy nhân bản.

Muộn còn hơn không

Tuy vậy, cho tới tháng 8/2019, khi mà 15 địa phương trên cả nước đã triển khai Chương trình Sữa học đường, Bộ Y tế vẫn chưa “chốt” ban hành các quy định hướng dẫn về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, dẫn tới xuất hiện rất nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng sữa. Từ đó, đã gây rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục, các địa phương, các doanh nghiệp cung cấp sữa, đặc biệt là khiến cộng đồng, phụ huynh hoang mang, hoài nghi.

Về chất lượng sữa, hay các vi chất bổ sung có trong sữa học đường, ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, Bộ được Chính phủ giao xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường chứ không phải ban hành quy chuẩn. Theo ông Vinh, ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt Chương trình Sữa học đường (Quyết định 1340 ngày 8/7/2016), Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định 5450 (ngày 28/9/2016) quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi trong chương trình. Tuy nhiên, trong Quyết định 5450 chưa quy định rõ cần bổ sung bao nhiêu vi chất và hàm lượng từng vi chất là bao nhiêu, mà chỉ giao Viện Dinh dưỡng Quốc gia chủ trì, phối hợp với Cục An toàn Thực phẩm và các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất để bổ sung phù hợp với từng nhóm học sinh.

Sau nhiều “lùm xùm”, những tranh cãi không hồi kết về chất lượng sữa,… tới 5/12/2019 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường thay thế Quyết định 5450 quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình này.

Đáng chú ý, Thông tư 31 đã quy định đảm bảo đủ 21 vi chất với hàm lượng trung bình của từng loại vi chất trong 100 ml sữa và quy định về nguồn nguyên liệu đầu vào, việc công bố sản phẩm, ghi nhãn… Theo quy định tại Thông tư 31, ngoài 3 vi chất sắt, can xi, vitamin D mà Chương trình Sữa học đường đang thực hiện thì tới đây sẽ bổ sung thêm 18 vi chất khác như: kẽm, đồng, phospho, ma giê, các loại vitamin A, E, C, B1, B2,…

Theo ý kiến của Viện Dinh dưỡng thì việc bổ sung 21 loại vi chất nói trên là rất cần thiết và cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu về vitamin và khoáng chất hàng ngày của trẻ. Đồng thời Thông tư 31 cũng đã quy định rõ ràng, minh bạch và thống nhất cho tất cả các địa phương thực hiện, dẹp bỏ “lấn cấn” về chất lượng sản phẩm, thậm chí là ngờ vực “nhóm lợi ích”, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao, chiếm 24,6%.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao, chiếm 24,6%.

Khép lại những tranh cãi “hằn học”

Bộ Y tế cho rằng việc bổ sung 21 loại vi chất vào sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường là rất cần thiết, nhưng cũng còn nhiều ý kiến khác.

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, - nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), việc Bộ Y tế quy định bổ sung nhiều vi chất khiến nhiều người cho rằng có thêm nhiều vi chất thì người dùng càng có lợi. Tuy nhiên, đối với dinh dưỡng, cách hiểu này chưa hẳn đúng. Theo ông Thịnh, 21 loại vi chất bổ sung vào sữa tươi là các chất dinh dưỡng vốn có sẵn trong các loại thực phẩm như rau, củ, quả. Tùy từng khu vực địa lý hoặc do thói quen về ăn uống nên có thể trẻ ở đó thiếu đi một số vi chất cần được bổ sung. Nhưng khi Bộ đưa ra quy định bổ sung 21 vi chất này vào sữa tươi, tức đã biến loại sản phẩm này thành sữa công thức và áp dụng đại trà cho toàn bộ trẻ là không ổn (!?).

Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em Nguyễn Đức Vinh thì cho rằng, việc Bộ Y tế thống nhất đưa ra quy định bổ sung 21 vi chất đối căn cứ trên cơ sở đề xuất của Viện Dinh dưỡng. “Viện Dinh dưỡng là cơ quan chuyên môn kỹ thuật đầu ngành, do đó, Viện khuyến nghị thế nào thì sẽ ban hành theo mức khuyến nghị đó”, ông Vinh nói và cho biết đến cuối năm 2020, sau khi triển khai Chương trình Sữa học đường với tiêu chuẩn vừa ban hành, cần thiết có đánh giá việc triển khai, từ đó có đề xuất tiếp theo. Cũng theo ông Vinh, để cải thiện tầm vóc trẻ, không chỉ có sữa học đường mà còn rất nhiều chương trình can thiệp khác từ Bộ Giáo dục như dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể dục thể thao,...

Sữa học đường được triển khai ở Thái Lan, giúp tăng chiều cao và giảm suy dinh dưỡng ở trẻ.

Sữa học đường được triển khai ở Thái Lan, giúp tăng chiều cao và giảm suy dinh dưỡng ở trẻ.

Thực tiễn triển khai Chương trình Sữa học đường ở một số quốc gia đã giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng, tăng chiều cao của trẻ em (Trung Quốc tăng 2cm, Thái Lan tăng 5cm). Tại Việt Nam, qua 5 năm, tỷ lệ trẻ thoát suy dinh dưỡng ở Bà Rịa Vũng Tàu đạt 21,7%, đặc biệt trẻ có cải thiện về chiều cao đạt 36,8%. Tại Đồng Nai, sữa học đường qua 4 năm triển khai đã góp phần giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng và chiều cao ở trẻ.

Liên quan tới Thông tư 31, cũng như bao chính sách được ban hành khác, luôn có những sự không đồng thuận, trái chiều. Tuy nhiên, việc một số người dân đang thực hiện phản biện chính sách với ít nhiều “hằn học”, thậm chí gây chia rẽ, phương hại một số thương hiệu quốc gia rất đáng tiếc.

Trước đó, như Nhà báo & Công luận đã thông tin, có dấu hiệu của một đợt “tổng tấn công” vào doanh nghiệp sữa Việt, gián tiếp bóp chết Chương trình Sữa học đường từ trứng nước. Cũng có nghĩa, Thông tư 31 - “xương sống” của sữa học đường càng phải được chung tay bảo vệ, bên cạnh việc hoàn thiện nhờ những góp ý, phản biện khoa học, có lương tâm, trách nhiệm.

An Nhiên

Tin khác

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp