Dưới “Gầm trời” có Đào Anh Khánh

Thứ năm, 14/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Đáo xuân” của Đào Anh Khánh lần này là “Đáo xuân” thứ 9. Khi nghe anh thông báo đây là “Đáo xuân” cuối cùng, không ít người đã thấy hẫng hụt.

Hẫng hụt cũng phải. Đã từ lâu, người ta – những người yêu thích tìm kiếm những trải nghiệm nghệ thuật mới – chờ đợi “Đáo xuân” của Đào Anh Khánh như chờ đợi một điều gì mới mẻ trong nghệ thuật trình diễn – thứ nghệ thuật mà số nghệ sĩ được “tổ đãi” không nhiều và cũng không dễ để công chúng đón nhận và chờ đợi.

Tôi gặp nghệ sĩ Đào Anh Khánh lần đầu tiên năm 2005, khi anh vừa thực hiện xong “Đáo xuân 3” ở khu nhà sàn bên Ngọc Thụy ven bờ sông Hồng. Anh Khánh đon đả dắt chúng tôi ra cạnh nhà sàn, chỉ vào cây cột cao chót vót trồng ở giữa sân mà bảo: “Giới thiệu với chú em, đây là con c... to nhất Việt Nam”. Đoạn, anh lại chỉ vào bức phù điêu đắp xi măng trên bờ tường ở lối vào nhà sàn: “Còn kia là cái yuni to nhất Việt Nam”.

Anh Khánh cười khà khà khoái hoạt, những từ ngữ mô tả sinh thực khí của đàn ông, đàn bà vốn bị coi là “thô”, là “tục” tuôn ra khỏi miệng một cách tròn vành rõ chữ, không ngượng ngập.

Nhớ lại những ngày ấy, nhiều người hoạt động văn nghệ còn bán tín bán nghi, không biết Đào Anh Khánh có phải được cài vào để... phá môi trường nghệ thuật (bởi Đào Anh Khánh xuất thân từ lực lượng an ninh) hay vì động cơ gì khác. Còn với công chúng thì không dễ gì chấp nhận những điều mới mẻ.

Nghệ sĩ Đào Anh Khánh.

Nghệ sĩ Đào Anh Khánh.

Cũng khó trách công chúng, bởi những nhận xét ấy là quán tính trong thẩm mỹ một chiều của số đông. Nó rõ ràng như cái vệt cao su đen xì còn lại trên đường quốc lộ sau một cú đánh lái và phanh cháy đường của xe tải. Nhưng Đào Anh Khánh là Đào Anh Khánh. Cỗ xe vẫn chạy. Anh Khánh vẫn cười, nói, nhảy múa, hú hét đến cạn kiệt sinh lực của thân hình “cây sậy” mà như anh tự nhận: Đào Anh Khánh chỉ cần uống la-vie cũng có thể “thăng” như thường. Mà tôi “thăng” là vào luôn, kiểu như bật công tắc ấy, chứ không phải chạy đề-mô gì cả.

Mỗi lần Đào Anh Khánh trình diễn, người ta cũng thấy ngần ấy ánh sáng, ngần ấy khói lửa, cũng ngần ấy cột kèo, tre nứa... Nhưng người ta vẫn chờ đợi, kể cả là vì tò mò.

Cuộc chơi lần này được chính anh giới thiệu là “cuộc chơi hoành tráng cuối cùng”, bởi như anh nói: “Cách đây 3, 4 năm tôi có cảm giác giấc mơ nghệ thuật của tôi không thành, không với tới đích. Nhưng tôi cũng nhìn nhận rằng, những gì cuộc sống cho tôi tới đâu thì tôi bằng lòng tới đó. Nếu nửa đêm tác phẩm đó hiện hữu nhờ trời, nhờ khán giả, thì có lẽ mọi sự không hài lòng sẽ không còn là gì nữa nếu tôi được nhìn thấy con người - khán giả của tôi yêu nhau trong thiên nhiên, giữa con người với nhau”.

Không gian của “Đáo xuân 9” trải rộng 50 héc-ta giữa một thung lũng đỏ ối hoa gạo tháng Ba và trắng tinh khôi của hoa trẩu vùng sơn cước Hòa Bình. Thung lũng Gầm trời – tên anh đặt – đã được chuẩn bị trong 10 năm, còn cuộc chơi “Đáo xuân 9” đã có 5 năm chuẩn bị. Tại đây, nghệ sĩ Đào Anh Khánh sẽ cùng với hơn 250 nghệ sĩ quốc tế đến từ 27 quốc gia và 50 nghệ sĩ Việt Nam trình diễn bùng nổ và thăng hoa với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: âm nhạc đương đại, điêu khắc, hội họa, thơ ca, nhảy múa, nghệ thuật sắp đặt, Len Arts, Visual Arts, Design Arts...

Tác phẩm “Chinh phục” ở thung lũng Gầm trời. Ảnh: BTC Đáo xuân 9.

Tác phẩm “Chinh phục” ở thung lũng Gầm trời. Ảnh: BTC Đáo xuân 9.

“Gầm trời” sẽ sắp đặt 7 sân khấu lớn. Gần sân khấu chính có 3 tác phẩm mang tên Chinh phục cao 25m. Phía sau là sân khấu chính 4 tầng. Ra khỏi không gian chính là tác phẩm Chinh phục thứ tư cao 36m, rộng 4,5m. Tác phẩm thứ 5 cao 12m, làm bằng 7.000 chai rượu thủy tinh.  Nghệ sĩ Đào Anh Khánh nói: “Một mình tôi không làm nổi cuộc này, nó là sự cộng hưởng của rất nhiều nghệ sĩ, trong nhiều lĩnh vực. Tôi bảo với họ, các bạn được tự do sáng tạo tuyệt đối, không có áp lực nào cả”.

Cũng chính vì tinh thần đó mà nghệ sĩ Niko (Thụy Điển) đã ở tại thung lũng suốt 2 năm qua để làm bức tường âm nhạc mà người nghe chỉ cần áp tai để thưởng thức, âm nhạc sẽ phát ra liên tục 10 năm liền. Ở “Đáo xuân 9” còn có họa sĩ Phương Vũ Mạnh với 3 vườn địa đàng, có họa sĩ Thu Vân với sắp đặt “Mạch sống”, họa sĩ Định Quân sẽ trưng bày điêu khắc “Vô ngôn”…

Đỉnh cao của cuộc trình diễn lần này là Đào Anh Khánh sẽ cùng các nhạc sĩ quốc tế, các diễn viên múa biểu diễn cùng với sự tham gia của ca sĩ Tùng Dương, nhạc sĩ Phó Đức Phương, đạo diễn biên đạo múa Bùi Thanh Duy lúc 12h đêm khi đất trời giao thoa cùng con người.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, thế mà “Đáo xuân” sắp đi đến bước thứ 9, con số mà theo quan niệm của phương Đông là biểu thị cực dương tốt lành, toàn vẹn, viên mãn, tròn đầy, vĩnh cửu. “Đáo xuân” kết thúc nhưng ở thung lũng Gầm trời sẽ mở ra một không gian nghệ thuật tươi mới mà như Đào Anh Khánh tâm sự: “Gầm Trời vừa có giới hạn vừa không có giới hạn. Nó vừa mở ra một cái gì lớn lao nhưng lại thật gần, ấm cúng và mong muốn lớn nhất của tôi là đưa không gian nghệ thuật về với thiên nhiên, với năng lượng gốc của nó mới được nâng cánh mạnh mẽ nhất… Tôi không muốn đây là khu vực mang tên của cá nhân tôi mà mọi người nhớ tới đây như là khu vực của những người yêu nghệ thuật đã và đang xây dựng mảnh đất này”.

Tử Hưng

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa