Đường băng của niềm tin!

Thứ năm, 15/06/2017 09:38 AM - 0 Trả lời

Cuối cùng thì chân lý thuộc về sự an dân, hợp lòng dân và càng khẳng định rằng, niềm tin của nhân dân luôn là điểm tựa bền vững nhất để người đứng đầu Chính phủ đưa ra những quyết sách đúng, khi đặt lợi ích quốc gia và phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất.

(NBCL) Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quyết định sẽ làm một đường băng thứ ba tại sân bay Tân Sơn Nhất để “gỡ nút thắt” trong cuộc chiến dư luận về chuyện sân bay, sân golf – bên nào nặng hơn? Cuối cùng thì chân lý thuộc về sự an dân, hợp lòng dân và càng khẳng định rằng, niềm tin của nhân dân luôn là điểm tựa bền vững nhất để người đứng đầu Chính phủ đưa ra những quyết sách đúng, khi đặt lợi ích quốc gia và phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất. [caption id="attachment_168081" align="aligncenter" width="800"]Báo Công luận Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ làm thêm một đường băng thứ 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất.[/caption]
heo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu đơn vị khai thác sân golf cũng như Bộ Quốc phòng ngừng việc đầu tư tất cả các hạng mục khác trong khu vực này, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông chủ trì, thuê tư vấn nước ngoài làm việc độc lập để nghiên cứu, khảo sát theo hướng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với tinh thần khách quan, trung thực nhất về hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất... báo cáo kết quả cho thường trực Chính phủ vào cuối năm nay. Quyết định lựa chọn đơn vị thẩm định độc lập ở nước ngoài của Thủ tướng rất được dư luận hoan nghênh vì họ không bị ràng buộc bởi bất cứ lợi ích nào cả. Họ nói tiếng nói khách quan nhất làm cơ sở cho những người lãnh đạo có quyết định cuối cùng. Các nhà khoa học, chuyên gia đều đánh giá đây là quyết định hợp lí, khả thi và cần phải nhanh chóng thực hiện. Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn chuyên trách, đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM cho rằng: Chính phủ đã nhìn thấy và lắng nghe để đi đến quyết định hết sức sáng suốt, để chúng ta có mức đầu tư đúng, có phương án hợp lý. Như vậy, từ mong mỏi của cử tri đi đến Quyết định của ủ tướng đã gặp nhau và mang lại hiệu quả tốt nhất cho phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyện sân golf trong sân bay là chuyện “nói rồi, khổ lắm, nói mãi”, thậm chí cách đây hai năm khi người dân phát hiện thấy sân golf mọc lên gần sát sân bay Tân Sơn Nhất, người ta đã đặt dấu hỏi về sự an toàn bay. Rồi tiếp đến, câu chuyện về sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất trở nên căng thẳng, thực trạng giao thông khu vực vào sân bay, sự ùn ứ phía trong sân bay, đều khiến người dân bức xúc và phản ứng quyết liệt. Từ những nguyện vọng của cử tri, tại diễn đàn Quốc hội vài ngày qua, câu chuyện sân golf trong sân bay được xới lên một cách mạnh mẽ. Đỉnh điểm là những ý kiến trái chiều về việc Bộ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại Quốc hội cho rằng, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía bắc (tức hướng sân golf) là không khả thi. Trong khi đó, nhiều chuyên gia lại khẳng định ngược lại với những lập luận sắc bén: Khả thi, và còn hiệu quả. Cuộc chiến khá gay gắt đã có hồi hết bằng quyết định hợp lý, chính xác, đã đến lúc, lợi ích người dân, lợi ích quốc gia phải lên tiếng.
Nhiều ý kiến cho rằng, tốt nhất để giải bài toán này là xây dựng một đường băng thứ ba trên phần đất là sân golf hiện hữu. Cùng đó là nhà ga và các công trình phụ trợ. eo đó các chuyên gia phân tích, có bốn lý do chính cần phải thu hồi sân golf để phục vụ cho sân bay. Thứ nhất, sân golf ở trong sân bay là sử dụng đất quốc phòng sai mục đích. Thứ hai, sân golf gây ra ô nhiễm môi trường. Thứ ba, từ khi sân golf hoạt động đến giờ, tình trạng ngập nước sân bay ảnh hưởng tới việc đỗ, đậu của các máy bay diễn ra nghiêm trọng, thường xuyên hơn. Thứ tư, sân bay Tân Sơn Nhất đang rất cần đất để xây dựng thêm nhà ga, chỗ đỗ máy bay... phục vụ cho hoạt động của sân bay. Từ đó sẽ giải quyết được 3 vấn đề: kẹt xe ở cổng ra vào sân bay, ngập nước trong sân bay và quá tải ở cả bên dưới lẫn bầu trời vì thiếu đường băng.
Có thể nói trên tinh thần quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, lấy lợi ích quốc gia và phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất, quyết định của Chính Phủ về vấn đề mở rộng Tân Sơn Nhất đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Từ đó, có thể tin tưởng rằng việc thực thi quyết định sẽ nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của dư luận và mọi cơ quan liên quan.❏

Hà Vân

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn