EU chật vật để đảm bảo nguồn cung khí đốt không phải của Nga

Thứ năm, 12/05/2022 14:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ khi EU quyết tâm loại bỏ khí đốt Nga bao gồm việc xây dựng các bến LNG mới và nhập khẩu khí đốt từ nơi khác, thế nhưng sẽ phải cam kết hợp đồng dài hạn. Hợp đồng LNG của Đức với Qatar là ví dụ từ đó EU sẽ phải thay đổi các ưu tiên để đảm bảo nguồn cung.

Đức đang đàm phán về việc xuất khẩu LNG với Qatar như một phần của các biện pháp nhằm loại bỏ khí đốt của Nga mà nước này chủ yếu dựa vào.

Các cuộc đàm phán đã gặp khó khăn trong tuần này. Bức tường này cũng có thể ngăn cản các khách hàng mua khí đốt khác của EU.

eu chat vat de dam bao nguon cung khi dot khong phai cua nga hinh 1

"Cơn khát" khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) đang len lỏi trong liên minh châu Âu. Ảnh: Oil Price.

Khó đạt được thoả thuận hợp đồng

Theo các nguồn tin được Reuters trích dẫn, Đức và Qatar có những bất đồng đáng kể về các vấn đề như thời hạn hợp đồng và liệu Đức có thể bán lại khí đốt cho các quốc gia châu Âu khác sau khi nhận được hay không.

Phía Qatar đang tìm kiếm cam kết tối thiểu 20 năm từ Đức. Mặt khác, Đức tỏ ra do dự trong việc kí kết hợp đồng. Điều này hầu như không gây ngạc nhiên vì chính phủ Đức là một chính quyền liên minh với sự tham gia đáng kể của đảng Xanh.

Nền kinh tế lớn nhất EU đã tăng gấp đôi kế hoạch chuyển đổi năng lượng tái tạo, và các nghĩa vụ nhập khẩu khí đốt hơn 20 năm khó có thể phù hợp với các cử tri đã bầu ra chính phủ đó. Hơn nữa, Đức có kế hoạch giảm 88% lượng khí thải vào năm 2040, điều khó đạt được với lượng khí đốt nhập khẩu hiện nay.

Mặt khác, Qatar muốn có các hợp đồng dài hạn tương tự mà mọi nhà xuất khẩu lớn, bao gồm cả các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ đều hướng tới, Do lợi ích xung đột giữa các nhà xuất khẩu và tiêu thụ khí đốt, các kế hoạch thay thế của EU có thể khó thực hiện hơn so với dự đoán.

Bề ngoài, như Bỉ và nhiều chính phủ châu Âu mô tả, việc thay thế khí đốt của Nga sẽ khá đơn giản. Các nhà nhập khẩu sẽ dễ dàng chuyển đổi từ nhập khẩu đường ống sang nhập khẩu LNG thông qua cả bến hiện có và bến mới, nhiều trong số đó sẽ là bến nổi vì dễ lắp đặt hơn.

Ví dụ, Đức đã mua bốn thiết bị đầu cuối LNG nổi để lắp đặt tại các cảng chính. Chỉ một trong số này sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay, với công suất 5 tỷ mét khối mỗi năm, con số này không nhiều đối với một quốc gia có diện tích như Đức, nhưng các quan chức tỏ ra lạc quan về nỗ lực thay thế khí đốt.

Tiếp theo, Đức sẽ cần đảm bảo LNG, và đây là nơi mà các cuộc đàm phán Qatar gây ra lo ngại.

Cho đến gần đây, thị trường khí đốt trên toàn thế giới là thị trường người mua. Thế nhưng, việc thị trường thay đổi thành người bán đột ngột đến nỗi một số bên mua có thể cảm thấy khó thích ứng.

EU rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”

Hiện tại, Qatar, Hoa Kỳ và Úc đang cân nhắc sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) cho nước nào.

Có nghĩa là trừ khi Đức đưa ra cam kết lâu dài, Qatar có thể dễ dàng cung cấp LNG cho Đức. Hàng trăm khách hàng khác cũng muốn đảm bảo nhiên liệu cho mùa đông sắp tới và hai mươi năm tới, đưa năng lượng của Qatar lên một tầm cao mới.

Điều làm phức tạp thêm các vấn đề đối với Đức và EU khi các bên mua LNG là các nhà sản xuất Hoa Kỳ có thể sẽ yêu cầu các hợp đồng dài hạn tương tự. Đáp ứng được các điều kiện mà Qatar đề ra, sẽ gây bất lợi cho Đức và EU.

Nguyên nhân là do các nhà sản xuất Mỹ cần tạo ra nhiều công suất LNG hơn để cung cấp đủ lượng hàng hóa siêu lạnh mà EU cần nếu muốn từ bỏ khí đốt của Nga.

Các doanh nghiệp này yêu cầu tài trợ để mở rộng năng lực này. Hơn nữa, các ngân hàng sẽ chỉ thực hiện các khoản cho vay này nếu người mua cam kết dài hạn để đảm bảo khả năng thương mại của các dự án này.

Nếu không có những bảo đảm như vậy, sẽ không có ngân hàng nào cho vay vài tỷ USD cần thiết để thiết lập một cơ sở LNG mới.

Nói Liên minh châu Âu đã tự đặt mình vào một tình huống khó khăn là một cách nói quá. Liên minh châu Âu, cũng giống như chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden, đang bị kẹt giữa hai lựa chọn chính sách: an ninh năng lượng thông qua nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang năng lượng tái tạo với chi phí của chính những tài nguyên hóa thạch này.

Một mặt, EU mong muốn giảm đáng kể tác động của khí thải carbon, chủ yếu trong các ngành công nghiệp nặng, trong vài thập kỷ tới. Mặt khác, khối này cần một sức mạnh năng lượng đáng tin cậy, giá cả hợp lý và lâu dài là ưu tiên hàng đầu.

Bên người bán cũng có yêu cầu đảm bảo rằng người mua sẽ không bán lại hàng hóa của họ, thể hiện qua điều kiện của Qatar rằng nếu Đức mua LNG của họ, nước này sẽ là người sử dụng độc quyền.

Điều này mâu thuẫn với kế hoạch của EU yêu cầu các quốc gia thành viên có quyền tiếp cận khí đốt để chia sẻ năng lượng với các thành viên “kém may mắn“ của liên minh. Có vẻ như Đức và EU sẽ phải sắp xếp lại các ưu tiên của mình để có được nguồn năng lượng cần thiết.

Lê Na (Theo Oil Price)

Bình Luận

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp