EU tái thảo luận để đặt lệnh trừng phạt dầu mỏ của Nga

Thứ hai, 30/05/2022 08:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (29/5), EU đã thất bại trong việc đồng ý về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga. Các lệnh trừng phạt đối với nhập khẩu dầu là một phần trong gói trừng phạt thứ sáu của khối này đối với Nga, nhưng hiện khó đạt được tiếng nói chung.

Các nguồn tin cho biết EU đã không đạt được mục tiêu chung về lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào Chủ nhật (29/5), nhưng các nhà ngoại giao sẽ cố gắng tiến nhanh trước hội nghị thượng đỉnh về việc vận chuyển đường ống dẫn dầu tới các nước Trung Âu không giáp biển vào thứ Hai (31/5) và thứ Ba (1/6).

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cấp cao của EU chia sẻ "vẫn còn quá nhiều chi tiết cần giải quyết" để đạt được một thỏa thuận trước khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu nhóm họp tại Bỉ vào chiều hôm nay (30/5).

eu tai thao luan de dat lenh trung phat dau mo cua nga hinh 1

Các quan chức Ukraine đã nhiều lần kêu gọi EU ngừng tài trợ cho cuộc tấn công của Nga bằng cách áp đặt lệnh cấm nhập khẩu ngay lập tức đối với dầu và khí đốt của Nga. Ảnh: Getty Images.

Trong đó, các lệnh cấm nhập khẩu dầu được đề xuất là một phần của gói trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu chống lại Nga vì cuộc tấn công lên Ukraine. Lệnh trừng phạt này được dự đoán là “đòn phủ đầu” có nguy cơ đánh sụp nền kinh tế “pháo đài" của Nga, tuy nhiên nếu đạt được mục tiêu đó EU cũng sẽ phải chịu tổn thất không kém vì toàn khối đang phụ thuộc khoảng hơn 40% lượng dầu nhập khẩu từ Nga.

Bên cạnh đó, gói trừng phạt này bao gồm việc cắt kết nối thanh toán của ngân hàng lớn nhất của Nga (Sberbank) khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cấm các đài truyền hình Nga chiếu sóng tại EU và bổ sung thêm tên của các nhà tài phiệu có ảnh hưởng vào danh sách những người bị tịch thu tài sản và những người bị cấm vào EU.

Thế nhưng, toàn bộ gói thầu đã bị “chệch hướng” bởi Hungary - quốc gia tuyên bố rằng lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ làm tê liệt nền kinh tế của nước này vì nước này không thể đơn giản lấy dầu từ nước ngoài. Những lo ngại tương tự đã được đưa ra bởi quốc gia Slovakia và Cộng hòa Séc.

Các cuộc đàm phán về cấm vận dầu mỏ đã diễn ra trong vòng một tháng mà không có tiến triển gì nhiều, và các nhà lãnh đạo đã mong muốn đạt được một thỏa thuận trước hội nghị thượng đỉnh để tránh sự chia rẽ không đáng có của toàn khối trong phản ứng của họ với Nga.

Để phá vỡ sự bế tắc, Ủy ban châu Âu đề xuất rằng hạn chế chỉ áp dụng đối với dầu của Nga được vận chuyển vào EU bằng tàu chở dầu, cho phép Hungary, Slovakia và Czechia tiếp tục nhận dầu của Nga qua đường ống Druzhba của Nga cho đến khi nguồn cung cấp thay thế có thể được đảm bảo.

Để đáp lại, các nhà chức trách ở Hungary đã ủng hộ đề xuất này, nhưng các cuộc đàm phán đã bị đình trệ vào Chủ nhật về vấn đề tài chính của EU. Các quan chức cho rằng Hungary muốn tăng công suất đường ống dẫn dầu từ Croatia (nằm ở Trung và Đông Nam Âu, giáp với Hungary về phía đông bắc) và chuyển các nhà máy lọc dầu của họ từ sử dụng dầu thô Urals của Nga sang dầu thô Brent (Mỹ)

Vào sáng thứ Hai (30/5), các đặc phái viên của EU sẽ giải quyết vấn đề này, cũng như tìm phương án tối ưu để thúc đẩy cạnh tranh công bằng trong bối cảnh giá cả tăng lên mà các quốc gia thành viên phụ thuộc vào vận chuyển dầu thô Brent sẽ phải chịu do lệnh trừng phạt.

Lê Na (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp