EU: Toàn khối sẽ cắt giảm sử dụng khí đốt trong bối cảnh Nga đưa ra cảnh báo mới

Thứ năm, 21/07/2022 06:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (20/7), EU đã yêu cầu các quốc gia thành viên cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng như một biện pháp khẩn cấp sau khi Nga cảnh báo rằng nguồn cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 có thể bị giảm hơn nữa và thậm chí có thể dừng lại.

Được biết, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) Nord Stream 1 - chiếm hơn một phần ba lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang EU, vẫn sẽ được tiếp tục bảo trì

eu toan khoi se cat giam su dung khi dot trong boi canh nga dua ra canh bao moi hinh 1

Các đường ống tại cơ sở Nord Stream được chụp ở Lubmin, Đức, ngày 8 tháng 3 năm 2022. Ảnh: Reuters.

Hệ quả thiếu nguồn cung LNG của Nga

Klaus Mueller, người đứng đầu cơ quan quản lý của Đức, tuyên bố rằng các dự kiến ban đầu cho dòng khí Nord Stream vào Đức là 800 gigatonne giờ (GWh) cho ngày 21 tháng 7, nhưng điều này có thể thay đổi vào ngày mai.

Trong khi đó, vào ngày 10/7, ngày cuối cùng trước khi bắt đầu bảo trì đường ống, dòng chảy đạt khoảng 698 GWh.

Được biết, Nga đã ngắt nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống Nga – Đức trước khi đưa ra thông báo ngừng hoạt động để bảo trì.

Với tình hình hiện tại, về phía Nga đã phát đi thông điệp ngầm khẳng định rằng nước này sẽ cắt giảm thêm nguồn cung khí đốt đến châu Âu, trong khi các dòng chảy khí qua các tuyến đường khác (chẳng hạn như Ukraine) cũng đã bị giảm đáng kể từ khi Nga tấn công nước này vào cuối tháng 2.

Trong khi đó, thiếu khí đốt trầm trọng vào mùa hè khiến một vài nước thành viên châu Âu đã phải bòn rút năng lượng từ các kho dự trữ khí đốt cho mùa đông.

Điều này đang làm trì hoãn nỗ lực của châu Âu trong việc bổ sung kho khí đốt trước mùa đông, làm tăng triển vọng phân chia khẩu phần và tiếp tục kìm hãm sự phát triển kinh tế yếu kém nếu Moscow hạn chế xuất khẩu năng lượng để “trả đũa” các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc chiến Ukraine.

Hiện nay, Ủy ban châu Âu đề xuất mục tiêu tự nguyện cho tất cả các quốc gia thành viên EU là giảm lượng tiêu thụ khí đốt của họ xuống 15% từ tháng 8 đến tháng 3 năm tiếp theo.

"Nga đang thực sự “chèn ép” chúng tôi. Nga đang sử dụng năng lượng như một vũ khí. Và do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, cho dù đó là cắt giảm một phần lớn khí đốt của Nga hay cắt giảm toàn bộ khí đốt của Nga, châu Âu cần phải lên dây cót chuẩn bị sẵn sàng trực chiến", chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen tuyên bố.

Đề xuất của Ủy ban sẽ cho phép Bỉ đưa giải pháp trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung cấp, nếu EU tuyên bố về nguy cơ thiếu khí nghiêm trọng. Động thái này, cần sự ủng hộ của các quốc gia EU, sẽ được thảo luận vào thứ Sáu tuần này để các bộ trưởng có thể thông qua vào ngày 26/7.

Một quan chức EU cho biết: “Chúng tôi tin rằng có thể xảy ra sự gián đoạn hoàn toàn. "Nếu chúng tôi chờ đợi, giá sẽ đắt hơn và điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ bị cuốn theo vòng xoáy của Nga."

Các quốc gia EU đang cố gắng đảm bảo các cơ sở lưu trữ đầy 80% vào ngày 1 tháng 11, từ khoảng 65% dự trữ hiện nay.

Nhiều quốc gia châu Âu đã chuẩn bị cho khả năng cắt giảm hoàn toàn nguồn cung LNG kể từ khi Nga giảm mạnh lưu lượng khí đốt vào giữa tháng 6 và không có lưu lượng khí đốt kể từ khi bảo trì đường ống hàng năm bắt đầu vào ngày 11 tháng 7.

Giá tăng vọt đã "bóp nghẹt" các công ty tiện ích, dẫn đến phá sản. Tại Đức, chính phủ có kế hoạch bơm hàng tỷ euro vào công ty mua khí đốt Nga lớn nhất của nước này.

Giải pháp ứng phó tình thế

Các chính phủ tại châu Âu đang xem xét một loạt các biện pháp để đối phó với một cuộc khủng hoảng năng lượng, nguy cơ sẽ khiến nền kinh tế suy thoái hơn nữa.

Được biết, một vài giải pháp đã được đưa ra bao gồm cố gắng thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng của người dân, có thể cắt giảm lượng khí đốt trong sản xuất năng lượng, công nghiệp, hộ gia đình

Các hộ gia đình sử dụng phần lớn khí đốt, việc họ cần làm bây giờ là có thể nhanh chóng vặn bộ điều nhiệt xuống và tiến hành sửa chữa các thiết bị điện nhằm tối ưu hoá công suất tải điện.

Bên cạnh đó, có nhiều khả năng khối sẽ tăng cường đốt than thay vì khí đốt để tạo ra điện, "từ góc độ kinh tế, quả là một kết quả thấp; từ góc độ khí hậu, rõ ràng là khó khăn và thách thức."

Đối với lĩnh vực công nghiệp, giảm lượng khí đốt đồng nghĩa với việc cắt giảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể là giảm sản lượng. Nếu sẽ phải áp dụng, điều này sẽ khiến chi phí kinh tế lớn và suy thoái tiềm ẩn.

Đồng thời, nhiều nguồn tin cho rằng các chính phủ hãy giải thích với người dân rằng đặc biệt là vào mùa đông, tất cả những hành động của họ sẽ hữu ích trong việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm công ăn việc làm và cuối cùng là cứu đất nước ra khỏi suy thoái kinh tế.

Ví dụ, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng như ở Hà Lan cũng đã được triển khai ở Bỉ và Đức. Ý đang có nhiều kế hoạch vận động được ấp ủ.

Francesca Andreolli, một nhà nghiên cứu của tổ chức ECCO về biến đổi khí hậu có trụ sở tại Rome, cho biết: “Loại chiến dịch này rất khả thi và nên được nhân rộng ở Ý.

Bà Andreolli lưu ý rằng mọi người đã và đang thực hiện các hành động tiết kiệm năng lượng để đối phó với giá tăng cao. Bà mô tả cách một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, giống như nhiều quốc gia, bao gồm cả Ý, đã vận động người dân đeo khẩu trang và tiêm chủng trong đại dịch COVID-19, có thể nhấn mạnh sự tiết kiệm kinh tế và đoàn kết.

Trong khi đó, bà Andreolli cũng chỉ ra các vấn đề về việc giảm thuế VAT, hay thuế giá trị gia tăng đối với khí đốt từ 22% xuống 5%, mà chính phủ Ý đã thực hiện vào tháng 10 năm 2021 và sau đó kéo dài đến quý 3 năm 2022.

Bà nói: “Cuối cùng, đó là khoản trợ cấp dành cho những người giàu có tiêu dùng nhiều hơn là các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn.

Ở cả Hà Lan và Ý, cũng như ở các nước khác, các chính phủ đã và đang cung cấp các khoản trợ cấp, trợ giá có mục tiêu cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn. Các chính sách như vậy là rất quan trọng để bảo vệ những người đặc biệt dễ bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập.

Lê Na (Theo Reuters, DW)

Bình Luận

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp