EVFTA sẽ đặt ra những thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam

Thứ bảy, 03/08/2019 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ đặt ra những thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam với những yêu cầu mạnh mẽ về cải cách.

Yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA đang được coi là động lực cũng như thách thức đối với ngành dệt may của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA đang được coi là động lực cũng như thách thức đối với ngành dệt may của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Theo ông Lương Hoàng Thái, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ tạo cơ hội và thuận lợi cho ngành dệt may. Thuế quan với tất cả hàng dệt may sẽ được đưa về 0%, trong đó 77% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Trong khi đó, EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, ông Thái cho rằng EVFTA sẽ đặt ra những thách thức cho ngành dệt may Việt Nam với những yêu cầu mạnh mẽ về cải cách.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Ông Vũ Đức Giang cũng nhìn nhận để tận dụng được cơ hội từ EVFTA mang lại, ngành dệt may đang gặp phải nút thắt về nguồn cung thiếu hụt, tức phải đáp ứng quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do này.

Theo ông Vũ Đức Giang, để tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển phần cung thiếu hụt. Đặc biệt với EU, dệt may Việt Nam phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng vấn đề nguồn cung nguyên liệu ngành dệt may là thách thức không chỉ cho ngành dệt may. Nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi.

“Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng 90% nguyên phụ liệu của ta đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định” - bà Trang chia sẻ.

Bà Trang cho rằng dệt may không được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất trong tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng xuất khẩu sang EU nhưng đây là ngành hưởng lợi nhất từ phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều hiệp định khác, đó là động cơ để thu hút đầu tư của trong nước và nước ngoài vào ngành dệt và dệt nhuộm ở Việt Nam.

“Một vài năm trước đây Việt Nam gặp khó khi phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Nhưng nay đã tiến bộ hơn nhiều và Việt Nam đã xuất khẩu được sợi. Tôi hy vọng với động lực lực tạo ra từ EVFTA hay các hiệp định khác, tương lai đầu tư cho dệt nhuộm của Việt Nam sẽ tốt hơn, đáp ứng nguồn cung cho hàng dệt may Việt Nam” - vị này chia sẻ.

Tuy vậy, ông Vũ Đức Giang nêu thực tế việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào công nghiệp nhuộm vải gặp không ít khó khăn từ các địa phương. Theo đó, hàng loạt địa phương đang từ chối các dự án dệt nhuộm vì lo ngại ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Giang cho rằng đây là vấn đề nhận thức chưa toàn diện của các địa phương. “Hệ thống công nghệ xử lý nước thải của thế giới tiên tiến vô cùng. Chúng tôi đầu tư một nhà máy ở khu công nghiệp Bảo Minh, đứng sát nhà máy không thấy mùi, không thấy nước có màu đậm như trước đây nữa. Chúng ta cũng đã đến giai đoạn tái sử dụng nguồn nước thải để sản xuất” - Ông Giang nói.

Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam mong muốn các địa phương không nên quá lo lắng vấn đề này. Các đối tác cũng đánh giá khắt khe về môi trường. Nếu không tuân thủ điều khoản về môi trường thì họ cũng không mua hàng của Việt Nam.

Chí Hưng

Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp