Gần 11 tỷ các cuộc kiểm tra Covid-19 khiến Trung Quốc tiêu tốn 26 tỷ USD

Thứ tư, 15/06/2022 07:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, các đợt bùng phát dịch lan rộng khắp Trung Quốc kể từ tháng 4 đã làm tiêu tốn của Trung Quốc 26 tỷ USD, con số khổng lồ này thậm chí còn lớn hơn GDP hàng năm của một số quốc gia nhỏ trên thế giới.

Theo các nhà phân tích, chi phí cho chiến dịch kiểm tra Covid-19 hàng loạt của Trung Quốc kể từ tháng 4 dự kiến sẽ vượt quá tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm của các quốc gia như Iceland và Campuchia, đồng thời mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc một cú hích rất cần thiết.

gan 11 ty cac cuoc kiem tra covid 19 khien trung quoc tieu ton 26 ty usd hinh 1

Người dân Bắc Kinh xếp hàng để nhận xét nghiệm Covid vào thứ 2. Ảnh: Reuters.

Các nhà nghiên cứu của Soochow Securities cho biết trong một báo cáo vào chủ nhật rằng, khoảng 10,8 tỷ cuộc thử nghiệm Covid-19 sẽ được thực hiện ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, với tổng chi phí là 174,6 tỷ nhân dân tệ (26 tỷ USD).

Nghiên cứu của Soochow Securities cho hay, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra nhiều dấu hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế trong quý thứ 2. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng khác - đó là, mức GDP đó được tăng thêm thông qua tiêu dùng của chính phủ khi chính quyền địa phương rót chi phí vào việc triển khai các cuộc xét nghiệm Covid-19 hàng loạt thường xuyên trong quý thứ hai.

Ước tính của Soochow được đưa ra trong bối cảnh tranh luận ở Trung Quốc về ưu và nhược điểm của việc dựa vào các xét nghiệm hàng loạt miễn phí và thường xuyên để chống lại biến thể coronavirus Omicron rất dễ lây lan ở đất nước 1,4 tỷ dân.

Giờ đây, một số chuyên gia đang cho rằng các cơ sở xét nghiệm Covid-19 hàng loạt thường xuyên - bao gồm cả các điểm xét nghiệm và chính bộ dụng cụ thử nghiệm - đã trở thành một loại cơ sở hạ tầng mới trong nước, khi các nhà chức trách tìm cách thiết lập một mạng lưới xét nghiệm rộng lớn với các điểm xét nghiệm dễ tiếp cận.

Vào cuối tháng 5, Cục Quản lý An ninh Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia cho biết chính quyền địa phương nên chi trả cho tất cả các chương trình xét nghiệm Covid của họ bằng nguồn tài chính địa phương, thay vì quỹ bảo hiểm y tế cơ bản.

Và hôm thứ 5, Ủy ban Y tế Quốc gia nhấn mạnh rằng việc xét nghiệm Covid “không nên trở thành tiêu chuẩn” ở những vùng không có ca nhiễm bệnh nào gần đây và ở những vùng không có nguy cơ mắc các ca nhiễm Covid.

Tuy nhiên, mới tháng trước, ủy ban đã đặt mục tiêu phải có ít nhất một gian xét nghiệm trong vòng 15 phút đi bộ cho tất cả cư dân ở các thành phố lớn.

Các nhà kinh tế tại Standard Chartered ước tính vào giữa tháng 5 rằng chỉ riêng chi phí xét nghiệm Covid-19 của Trung Quốc cũng có thể chiếm hơn 0,7% GDP danh nghĩa của quốc gia này trong năm 2022.

Trong ghi chú vào chủ nhật, các nhà nghiên cứu của Soochow Securities cho biết khả năng GDP của Trung Quốc tăng 0,62 điểm phần trăm từ các cuộc xét nghiệm hàng loạt sẽ tương tự như tác động mà chi phí chống Covid-19 của quốc gia đối với tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên của năm 2020.

Khi các đợt bùng phát bắt đầu giảm bớt trên khắp đất nước, Soochow ước tính rằng số lượng các cuộc xét nghiệm Covid sẽ giảm xuống còn 2,4 tỷ vào tháng 6, từ 3,8 tỷ vào tháng 5 và 4,6 tỷ vào tháng 4.

Gần đây, một số tỉnh của Trung Quốc đã dỡ bỏ hoặc nới lỏng quy định yêu cầu bằng chứng về kết quả xét nghiệm Covid âm tính.

Tuy nhiên, Bắc Kinh và Thượng Hải vẫn đang tiếp tục xét nghiệm hàng loạt ở một số quận sau khi các trường hợp nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tăng đột biến.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô