GDP toàn cầu có thể giảm 1.000 tỷ USD vì xung đột ở Ukraine

Thứ sáu, 04/03/2022 14:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia Anh (NIESR), cuộc xung đột ở Ukraine có thể khiến nền kinh tế thế giới mất 1.000 tỷ USD và lạm phát toàn cầu tăng 3% trong năm nay khi một cuộc khủng hoảng nguồn cung nữa diễn ra.

Các vấn đề về nguồn cung sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng và đẩy giá cả lên cao và cuối cùng có thể khiến GDP toàn cầu giảm 1% vào năm 2023, theo một nhà nghiên cứu tại London.

gdp toan cau co the giam 1000 ty usd vi xung dot o ukraine hinh 1

2 bên Nga- Ukraine đã kết thúc đàm phán vòng 2.

Châu Âu, khu vực vốn có mối liên kết chặt chẽ với Nga và Ukraine bởi hàng hóa và năng lượng, được dự đoán sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề.

Cuộc xung đột này cũng sẽ buộc các chính phủ châu Âu phải vay nhiều hơn để chi trả do dòng người di cư và củng cố quân đội của họ, NIESR bổ sung. Không những vậy, căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất “trong khi đánh giá tác động của cuộc xung đột”.

“Xung đột tại Ukraine gây thêm căng thẳng kinh tế cho một hệ thống đã phải căng mình chống chọi với đại dịch Covid-19”, Jagjit Chadha - Giám đốc của NIESR - cho biết.

“Các chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục bị phá vỡ, đồng thời các chính sách tài khóa và tiền tệ đang bị kiểm tra gắt gao”, ông chia sẻ thêm.

Nga sẽ tránh được suy thoái vì ảnh hưởng kinh tế từ các lệnh trừng phạt sẽ “một phần được bù đắp bởi giá xuất khẩu khí đốt và dầu cao hơn”. Tuy nhiên, GDP của nước này sẽ thấp hơn 2,6% so với dự báo trước đó tính đến cuối năm 2023, với sự sụt giảm của đồng rúp có thể đẩy lạm phát lên tới 20%.

Theo các nhà nghiên cứu, việc GDP bị ảnh hưởng sẽ làm cho GDP của khu vực đồng euro và Vương quốc Anh được dự đoán sẽ thấp hơn dự đoán khoảng 1,5%. NIESR cảnh báo khi tốc độ tăng trưởng chậm lại, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sẽ ngày càng leo thang. Lạm phát của Anh sẽ ở mức 7% trong năm nay và sẽ giảm xuống 4,4% trong năm 2023.

Nếu các biện pháp trừng phạt tiếp tục leo thang và khiến dòng vận chuyển dầu khí của Nga bị đứt gãy, tác động đối với Nga sẽ rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều đó cũng làm tăng khả năng dẫn đến suy thoái và khiến lạm phát ở EU tăng mạnh. Hiện, khối này nhập khẩu 40% khí đốt từ Nga.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô
Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

(CLO) Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm tháng trước đó, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước khi Bắc Kinh vượt qua nhiều thách thức trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Kinh tế vĩ mô