Ghé thăm gia đình làm kèn Tây nổi tiếng ở Nam Định

Thứ tư, 19/10/2022 19:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ lâu nay, làng Phạm Pháo, xã Minh Hải, huyện Hải Hậu (Nam Định) đã rất nổi tiếng với nghề sản xuất, sửa chữa kèn đồng, trong đó gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Cường là những người đầu tiên đưa nghề làm kèn đồng về mảnh đất này.

Hơn 50 năm làm nghề sản xuất, sửa chữa kèn đồng

Là thế hệ thứ hai được truyền lại nghề sản xuất, sửa chữa kèn đồng (hay kèn Tây), ông Nguyễn Văn Cường (65 tuổi), tại làng Phạm Pháo, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định được nhiều người dân trong làng và trên cả nước biết đến bởi khả năng sửa chữa kèn đồng đỉnh cao và kỹ năng chơi kèn vô cùng điêu luyện, tinh tế.  

Trò chuyện với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Cường chia sẻ về quá trình bén duyên với nghề sửa chữa kèn đồng, ông nói: "Vào thời điểm năm 1945, bố tôi là ông Nguyễn Văn Biên là người đầu tiên mang kèn đồng về Nam Định, mà thời điểm đó hầu hết người dân nơi đây đều làm nông nghiệp, chưa ai biết đến hình dáng của chiếc kèn. Sau khi cha tôi mất thì cả 3 anh em trong nhà đều kế nghiệp cha làm nghề sản xuất, sửa chữa kèn đồng". 

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 1

Nghệ nhân Nguyễn Văn Cường đang chơi một giai điệu trên đứa con tinh thần kèn đồng - Ảnh: Đình Trung

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 2

"Khi người Pháp đến Việt Nam, họ mang theo nhiều nhạc cụ âm nhạc trong đó có những chiếc kèn Tây, tuy nhiên sau quá trình sử dụng lâu dài kèn sẽ bị hư hỏng, mà sửa thì mất rất nhiều tiền. Bố tôi tự học và mày mò ra cách sửa chữa những chiếc kèn đó, dần dần sửa thành quen, thành thạo nghề và hướng tới sản xuất. Vì vậy, từ những năm 1970 tôi bắt đầu theo bố học nghề sản xuất, sửa chữa kèn đồng", nghệ nhân Cường kể lại. 

Nghệ nhân Cường cho biết, một chiếc kèn đồng được tạo ra từ những lá đồng phẳng sau quá trình gõ thủ công tạo hình dần dần tạo ra hình thù chiếc kèn đồng. Và chỉ sử dụng máy uốn tự chế, máy tiện cho các chi tiết và công đoạn khó. Bởi vậy, việc làm kèn đòi hỏi người thợ thủ công phải cẩn thận, chính xác trong từng công đoạn. 

Nói về bộ phận quan trọng nhất trên chiếc kèn, ông Cường cho biết: "Thường có 2 loại kèn trong đó 1 loại kèn không phím thì chỉ cần độ to nhỏ dày mỏng là xong. Còn đối với kèn có phím thì đòi hỏi sự chính xác phải là 100%. Bởi vì mọi chi tiết bắt buộc phải kín thì kèn mới có thể kêu được. Và đây cũng là yếu tố quan trọng nhất của một bộ phím trên chiếc kèn. Còn đối với những loại kèn khác như saxophone, bass, trombone, hay các loại kèn dăm thì yêu cầu là kín các tăm bông, phải đậy kín, phẳng là sẽ kêu", ông Cường chia sẻ. 

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 3

Anh Nguyễn Trung Kiên (26 tuổi, con trai út của ông Cường) đang chế tác lại chiếc kèn cũ, hỏng để cho ra một sản phẩm kèn mới chất lượng - Ảnh: Đình Trung

Nghệ nhân Cường nói thêm, khi gõ loa kèn bắt buộc phải dùng búa nhỏ, gõ đều tay từng nhát một. Trong một chiếc kèn thì khó nhất là bộ pháo (trái tim của chiếc kèn). Khi chế tác quả pháo phải dùng các loại khoan nhỏ rất tinh vi, đòi hỏi kỹ thuật ''siêu phàm'' cùng một đôi tai thẩm âm chuẩn.

Hiện tại, cơ sở của nghệ nhân Cường hiện đang có trên 40 loại kèn khác nhau nhưng chỉ sản xuất khoảng 12 đến 15 loại loại kèn như cờ ra lông, tolongpec, saxsophone, baritong... đa số các sản phẩm sau khi sản xuất, sửa chữa xong đều được phân phối trên khắp cả nước. Ông Cường tâm đắc: "Kèn nhà chúng tôi đa số là kèn có bảo hành, chất lượng thì khoảng 30 đến 40 năm".

X

Trong số những chiếc kèn từng sản xuất, nghệ nhân Cường cho biết gia đình ông từng sản xuất chiếc kèn sosaphone với trọng lượng khoảng 14 đến 15kg, đường kính loa khoảng 70 phân. Còn chiếc kèn đời nhất là chiếc kèn của Pháp có niên sử khoảng 210 năm cùng rất nhiều loại kèn có lịch sử hàng trăm năm hiện đang được trưng bày tại cơ sở sản xuất của nghệ nhân Cường. 

Những chiếc kèn được cơ sở nhà ông Cường sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho tất cả các loại hội, trong đó công giáo là chủ yếu, ngoài ra các hội chuyên nghiệp như đám hiếu, các đoàn quân nhạc, Cung Thiếu niên...

'Kèn đồng' đi vào cuộc sống của người dân làng Phạm Pháo

Những chiếc kèn đồng (kèn Tây) dưới đôi bàn tay của nghệ nhân Nguyễn Văn Cường đều trở thành những công cụ chơi nhạc hiện đại và mang nhiều giá trị về tinh thần. Những chiếc kèn không chỉ giúp gia đình nghệ nhân Cường có nguồn thu nhập ổn định, mà nó còn đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân làng Phạm Pháo. 

Giải thích về tên gọi 'làng thổi kèn' mà nhiều người hay truyền tai nhau. Nghệ nhân Cường cho biết: "Những chiếc kèn như ngấm vào máu thịt của toàn dân, bất cứ giờ nào thích là chơi kèn lúc đấy...".

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 4

Không gian làm việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa của gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Cường - Ảnh: Đình Trung

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 5

Có trên 40 loại kèn được trưng bày tại cơ sở của gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Cường - Ảnh: Đình Trung

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 6

Kèn Trumbon

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 7

Kèn saxophone

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 8

Giấy phong tặng danh hiệu nghệ nhân làng nghề Việt Nam của ông Nguyễn Văn Cường - Ảnh: Đình Trung

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 9

Giấy chứng nhận nghệ nhân quốc gia của ông Nguyễn Văn Cường - Ảnh: Đình Trung

ghe tham gia dinh lam ken tay noi tieng o nam dinh hinh 10

Kỉ niệm chương nghệ nhân quốc gia - Ảnh: Đình Trung

Ngoài ra, nghệ nhân Cường cho biết xã Minh Hải hiện có 2000 đến 3000 người thì hầu hết người thổi kèn trong xã Minh Hải có thể là coi độc nhất của đất nước. Do vậy, thú chơi kèn như ngấm vào máu thịt của toàn dân. Vì hầu hết ai cũng biết chơi nhạc cụ này. "Tinh thần yêu nhạc, say nhạc, một nét văn hóa nên bất cứ thời gian nào rảnh rỗi, hứng thú là các giai điệu kèn đồng lại được cất lên...", ông Cường tâm sự. 

Hàng năm, các nghệ nhân kèn làng Phạm Pháo thường mở lớp để học kèm nên từ trẻ con cho tới người lớn ai nấy đều yêu quý những chiếc kèn, coi chúng như đứa con tinh thần. Bởi vậy, trên cả nước hiện tại có lẽ làng Phạm Pháo vẫn là làng kèn 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam. Và cơ sở của gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Cường cũng là nơi sản xuất, sửa chữa lớn nhất ở xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 

Ông Cường tự hào, ở hiện tại cả làng Phạm Pháo này chỉ có duy nhất gia đình ông có 2 bằng nghệ nhân về kèn. 

Thừa hưởng truyền thống của gia đình, các con, các cháu của nghệ nhân Cường cũng nối nghiệp cha ông. Anh Nguyễn Trung Kiên (26 tuổi, con trai út của ông Cường) cho biết: "Tôi tiếp xúc với nghề kèn từ năm 10 tuổi, hiện đã thành thạo các khâu sửa chữa, sản xuất những chiếc kèn đồng. Trong gia đình tôi, hầu hết các thành viên đều biết sản xuất và sửa chữa kèn đồng hoàn chỉnh, ai cũng tiếp xúc với nghề nên rất thành thạo và nhớ như in hơn 40 loại kèn. Có thể là sự đam mê với nghề làm kèn, sửa kèn đã ăn sâu vào máu thịt, hình ảnh những chiếc kèn in sâu trong tâm trí nên ai cũng một lòng giữ nếp truyền thống gia đình”.

Vì vậy, đối với gia đình nghệ nhân Cường nói riêng và người dân làng Phạm Pháo nói chung, những chiếc kèn đồng (kèn Tây) đã giúp họ tìm thấy niềm vui cùng sự đồng điệu trong tâm hồn. Để rồi chẳng có ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng như những giai điệu kèn Tây từ chính người lao động tạo nên.

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

(CLO) Tối 15/5, tại không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tổ chức "Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội" năm 2024.

Đời sống văn hóa
Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước đã tạo cho mình bản sắc văn hóa độc đáo, đặc sắc, trong đó có nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen' lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen" lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

(CLO) Chiều ngày 15/5, giữa mùa sen nở, mùa Phật đản lại về trên mảnh đất Cố đô Huế. Phật giáo Huế long trọng tổ chức Triển lãm “Hương Sen", đây là điểm nhấn để mở đầu cho tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa
Kiệt tác ballet 'Hồ thiên nga' trở lại với diện mạo mới

Kiệt tác ballet 'Hồ thiên nga' trở lại với diện mạo mới

(CLO) Việc đưa kiệt tác ballet “Hồ thiên nga” trở lại nhằm đáp ứng niềm mong mỏi được thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của khán giả tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Liên hoan ảnh nghệ thuật các CLB nhiếp ảnh Hà Nội sẽ được tổ chức định kỳ

Liên hoan ảnh nghệ thuật các CLB nhiếp ảnh Hà Nội sẽ được tổ chức định kỳ

(CLO) Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội thống nhất sẽ tổ chức liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ (CLB) định kỳ 2 năm/lần, nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động nhiếp ảnh trên địa bàn thành phố.

Đời sống văn hóa