Ghé thăm làng bánh đa Thiệu Châu

Thứ bảy, 18/12/2021 06:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiếc bánh đa Thiệu Châu được làm ra từ những những sản vật của quê hương, thơm mùi gió mới, mang đậm phong vị quê nhà, được coi là hồn cốt của một làng nghề trên dải đất xứ Thanh.

Làng nghề bánh đa Thiệu Châu nằm bên bờ sông Chu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Bánh đa Thiệu Châu đã trải qua hàng trăm năm lịch sử. Những người dân Thiệu Châu cũng không còn nhớ nghề làm bánh đa có tự bao giờ, chỉ biết rằng khi sinh ra đã gắn liền với nghề làm bánh đa.

ghe tham lang banh da thieu chau hinh 1

Người dân Thiệu Châu tận dụng mái nhà, bờ tường để phơi bánh. Ảnh: Hà Anh

Bánh đa ở đây nguyên liệu được làm hoàn toàn tự nhiên là: gạo, vừng. Theo những người làm bánh lâu năm ở làng cho biết, bánh chỉ làm bằng bột gạo thì bánh đa sau khi quạt mới giữ được độ giòn và thơm lâu, không bị dai dù có để lâu. Đây cũng là nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt của bánh đa Thiệu Châu.

Thường trước kia, người dân dùng cối đá để xay bột gạo. Nhưng trong nhiều năm gần đây, kỹ thuật phát triển nên những chiếc máy xay bột bằng điện đã thay cho sức người, vì vậy, người làm nghề có phần bớt vất vả.

Những công đoạn làm bánh đa được người dân thực hiện rất nhịp nhàng, trong gia đình mỗi người một việc. Trong đó, công đoạn tráng bánh đa rất vất vả, khó nhọc vì phải nhanh mắt, nhanh tay và dường như toàn bộ cơ thể đều phải làm việc.

ghe tham lang banh da thieu chau hinh 2

Công đoạn tráng bánh khá quan trọng. Ảnh: Hà Anh

Để có một chiếc bánh đa ngon, người dân phải sử dụng gạo có độ dẻo ít (gạo thường được dùng là Q5) để tráng bánh. Công đoạn tráng bánh khá quan trọng, bột phải được dàn đều để bánh có độ dày vừa phải, rồi rắc lớp vừng đều trên mặt bánh.

Kỹ thuật rắc vừng đòi hỏi sự chuyên nghiệp để vừng rắc được đều tay và đầy đặn trên khuôn bánh. Một điều đặc biệt của bánh đa Thiệu Châu chính là lớp vừng rất dày. Bánh đa nhiều vừng ăn vừa ngon, vừa bùi và thường được tráng bằng 2 lớp bột trước khi rắc vừng lên trên bề mặt bánh. Điều này giúp bánh đa có độ dày nhưng vẫn đảm bảo độ giòn, xốp.

Nghề bánh đa tuy không nặng nhọc ngày, những người dân làm nghề phải dậy từ 3h sáng để chuẩn bị các khâu làm bánh và họ thường kết thúc công việc vào khoảng 13h chiều.

ghe tham lang banh da thieu chau hinh 3

Với những khi trời nắng to chỉ cần phơi 5-6 tiếng là bánh khô, giòn. Ảnh: Hà Anh

Bánh đa sau khi tráng xong sẽ được đưa ra phơi, nếu trời nắng to khoảng 5-6 tiếng là bánh khô, nhưng nếu trời râm mát phải 2-3 ngày. Bánh không được phơi quá khô, sẽ cong giòn, dễ gãy.

Theo nhiều người dân, người thợ như một nghệ nhân với đôi tay khéo léo giữ đều gió, đều lửa, lật bánh đều nên bánh chín đều và vàng rộm tự nhiên. Ngoài ra bí quyết mà những người thợ vẫn truyền tai nhau đó là khi quạt bánh phải dùng than hoa gốc vừa cháy lâu và lửa lại đượm và đều.

Chia sẻ với Phóng viên, bà Phùng Thị Hà (Thiệu Châu, Thiệu Hoá) cho biết, bản thân đã gắn bó với nghề này từ lúc 14, 15 tuổi. Cũng chẳng biết nghề có từ bao giờ nhưng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ làm bánh rồi. Trung bình mỗi ngày gia đình bà tráng được khoảng 1.000 chiếc bánh.

ghe tham lang banh da thieu chau hinh 4

Để có được chiếc bánh thơm ngon cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình quạt bánh. Ảnh: Hà Anh

Bà Hà chia sẻ thêm, trước đây tráng bánh bằng nồi gang, than tổ ong nên công suất kém, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bây giờ thì dùng nồi hơi nên công suất cũng đã tăng lên gấp đôi.

Mỗi người con dân Thiệu Châu vẫn luôn ý thức giữ gìn tinh hoa của làng nghề truyền thống vốn là niềm tự hào bao đời. Bánh đa Thiệu Châu từ món quà quê thôn dã nay đã trở thành đặc sản truyền thống mọi miền biết đến.

Trong những ngày nắng đẹp, nếu có dịp đi ngang qua đây, sẽ thấy cảnh đẹp yên bình đậm chất thôn quê từ những mái nhà, những con đường.. là nơi phủ đầy trành bánh đa của người dân Thiệu Châu.

ghe tham lang banh da thieu chau hinh 5

Những cách phơi bánh độc đáo tạo nên nét riêng cho bánh đa Thiệu Châu. Ảnh: Hà Anh

Đặc biệt, nghề tráng bánh chỉ mong sao trời trong, mây trắng, nắng to bởi ở làng này mọi không gian đều được dành cho việc phơi bánh. Bánh phơi trên giàn trước nhà, trước ngõ, phơi trên mái ngói, phơi trên nóc nhà cao tầng...

Đến Thiệu Châu không khó để tìm được những hộ gia đình có truyền thống làm bánh từ 3-4 đời. Không chỉ làm nghề kiếm kế sinh nhai, với họ, làm bánh đa còn là cách để giữ gìn mảnh hồn làng, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp lâu đời của ông cha để lại.

Hà Anh

Tin khác

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

(CLO) Giải Đua ghe Ngo năm 2024 được tổ chức với quy mô vùng, quy tụ từ 60 đến 65 đội trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội"

(CLO) Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội" - là một trong các hoạt động giàu ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

(CLO) Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký công văn gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Đời sống văn hóa
Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa