Gia đình Việt: Có những giá trị đừng lãng quên!

Thứ năm, 01/12/2022 08:38 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mẹ già đầu tóc bạc phơ/Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi; Anh em cốt nhục đồng bào/Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương... người Việt tự ngàn đời nay luôn đề cao giá trị tình thân, gia đình, dòng họ… Xã hội càng phát triển, càng phải níu giữ những giá trị vô giá ấy.

1.Báo chí, dư luận suốt gần một tháng qua vẫn chưa hết xôn xao, phẫn nộ trước vụ việc “3 cô con gái mang xăng đốt nhà mẹ ruột”. Điều tra ban đầu cho thấy, do mâu thuẫn trong việc tranh chấp tài sản chia quyền thừa kế đất, khoảng 9 giờ 30 ngày 30/10, 3 người con gái của bà Vũ Thị Đều là: Đỗ Thị Định, Đỗ Thị Điểm và Đỗ Thị Đưa mang theo can xăng loại 10 lít đến nhà mẹ đẻ. Trong lúc 4 người tranh cãi, Điểm đã đổ xăng xuống nền nhà gian phòng khách rồi châm lửa đốt. Tới ngày 28/11, hai trong 3 người con mang xăng đốt mẹ đã qua đời do bị bỏng nặng còn bà mẹ, được cho là đang trong tình trạng nhiễm trùng máu, tiên lượng rất xấu.

gia dinh viet co nhung gia tri dung lang quen hinh 1

Người Việt tự ngàn đời nay luôn đề cao giá trị tình thân, gia đình, dòng họ. Ảnh minh họa.

Cũng trong những ngày cuối tháng 11 vừa qua, dư luận cũng dồn sự chú ý vào phiên toà xét xử Nguyễn Võ Quỳnh Trang - người đã bạo hành khiến bé N.T.V.A. (8 tuổi) tử vong gây chấn động dư luận. Tại phiên toà, Trang thừa nhận đã nhiều lần dùng tay, chân, roi, thanh kim loại đánh đập, hành hại cháu V.A. Đỉnh điểm, có ngày Trang bắt nạn nhân quỳ làm bài tập, sau đó bắt nạn nhân ngồi học trong tình trạng không mặc quần áo và dùng cây gỗ đánh dồn dập liên tiếp vào người cháu bé. TAND TP.HCM đã tuyên phạt Trang tử hình về tội giết người, ba năm tù về tội hành hạ người khác; tổng hợp hình phạt là tử hình.

Trước đó, vụ bạo hành bé gái 8 tuổi đã gây một làn sóng vô cùng phẫn nộ trong dư luận. Với nhiều người, đó là biểu hiện của tận cùng sự ác độc, vô nhân tính. Còn với vụ việc 3 cô con gái mang xăng đi đốt mẹ, luật sư Nguyễn Đức Hùng – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH A&H – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng đó là đình điểm của lòng tham và bất hiếu.

Điều đau lòng hơn nữa, như chia sẻ của luật sư Nguyễn Đức Hùng, là hiện nay, rất nhiều vụ án hình sự đau lòng xuất phát từ mâu thuẫn, tranh chấp đất đai. Điều đáng nói là rất nhiều người phạm tội và nạn nhân trong các vụ án này là thành viên trong gia đình, hoặc có quan hệ huyết thống rất gần gũi, có thể anh chị em ruột, cha mẹ với con cái, anh em con bác, con chú với nhau, v.v...

Xung quanh những sự vụ đau lòng ấy, Luật sư Nguyễn Đức Hùng cũng không quên lý giải: Chính lòng tham, lợi ích kinh tế, sự đố kỵ nhiều khi đã lấn át, làm mất đi tình cảm gia đình, làm xói mòn đạo đức xã hội. Vì lợi ích vật chất, lòng tham, những đứa con đã sẵn sàng ra tay với ngay cả chính mẹ đẻ của mình, chà đạp lên tình mẫu tử và đạo hiếu, đều là những giá trị cao quý và thiêng liêng nhất đối với mỗi con người, gây bức xúc rất lớn trong dư luận xã hội. 

gia dinh viet co nhung gia tri dung lang quen hinh 2

Việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống cần được coi trọng. Ảnh minh họa

2. Rõ ràng, trước những biến động của cuộc sống, nền nếp gia đình ít nhiều đã xáo trộn. Những giá trị thiêng liêng, cốt lõi của gia đình Việt, đã, đang bị lãng quên, thậm chí bị xem thường, bị giẫm đạp... 

Thực tế đó, đã khiến câu chuyện làm thế nào để “gìn vàng giữ ngọc văn hóa gia đình Việt” trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Văn hóa gia đình Việt, xưa nay, vẫn được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội; là những thực hành hằng ngày của các thành viên trong gia đình nhằm củng cố và phát triển các mối quan hệ tình cảm, đạo đức tạo nên một gia đình bền vững… Nhưng dù nhìn nhận văn hóa gia đình dưới góc độ nào, thì văn hóa gia đình, trên hết, vẫn phải bắt nguồn và được tạo dựng từ cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và giữa gia đình với xã hội diễn ra hằng ngày.

Văn hóa gia đình được thể hiện cụ thể, rõ ràng trong nếp sống, trong sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình. Cao hơn nữa là nền nếp gia phong, là “thói nhà, tập quán giáo dục trong gia tộc”. Nói như nhiều nhà nghiên cứu, gia phong bền vững sẽ là nội lực để mọi thành viên gia đình thêm bản lĩnh vững vàng trước tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài để bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của một gia đình, gia tộc. Như chia sẻ của Thạc sĩ giáo dục Lê Trường An (nghiên cứu sinh ĐH Suranaree, Thái Lan) với Báo Tuổi trẻ, “hệ giá trị trong các mối quan hệ gia đình mà chung quy nằm ở chữ “hòa”. Khi tất cả cùng hòa hợp sẽ tạo nên sức mạnh tập thể, gắn kết các thành viên một cách khăng khít”, “chị ngã em nâng” hay “thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”, rồi “trẻ cậy cha, già cậy con”… 

Mới đây, tại Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới’’, câu chuyện “hệ giá trị gia đình Việt” một lần nữa được đưa ra bàn thảo. Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Đặng Thị Hoa - Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị gia đình đã và đang biến đổi. Trước hết là các biến đổi giá trị trong hôn nhân, giá trị trong các mối quan hệ của gia đình, giá trị nội tâm và tâm linh, tín ngưỡng... PGS.TS Đặng Thị Hoa nhấn mạnh: Trước những hỗn dung về văn hóa xâm nhập vào mỗi gia đình Việt Nam, việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống cần được coi trọng với những thuần phong, mỹ tục của gia đình.

Trên tất cả, nói như PGS.TS Trần Thị Minh Thi - Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, gia đình trước hết và quan trọng nhất là môi trường sống lành mạnh, yêu thương, không có bạo lực, xâm hại, xao lãng, nơi cá nhân tìm về khi gặp khó khăn, giúp cá nhân không xa lánh xã hội và rơi vào các thách thức khó khăn kế tiếp, cân bằng tâm lý - tình cảm cho cá nhân trước áp lực cuộc sống.

Rõ ràng, gìn giữ hệ giá trị gia đình Việt hay như người xưa vẫn thường nói “giữ nền nếp gia phong”, chẳng bao giờ là chuyện đơn giản, nhất là trong bối cảnh gia đình đang ngày càng bị “tấn công” dữ dội tứ bề bởi những yếu tố ngoại lai từ xã hội. Nhưng dù khó đến đâu, thì nếp nhà vẫn phải giữ cho bằng được, những giá trị cốt lõi của gia đình Việt vẫn không được phép lãng quên bởi đó chính là mỏ neo níu giữ nhân cách con người Việt…

Nguyễn Trang

Bình Luận

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn