Giá quặng sắt tăng cao, đại gia mạnh tay mua dự án mỏ công suất lớn

Thứ ba, 01/06/2021 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian gầy đây, cùng với diễn biến giá thép tăng cao, giá quặng sắt thế giới cũng liên tục tăng và đã lập mức giá cao kỷ lục 233,10 USD/tấn trong tháng 5/2021. Nhiều đại gia ngành sắt thép và khai thác khoảng sản đã nhìn thấy cơ hội và mạnh tay đầu tư vào mảng này.

Hòa Phát mua mỏ quặng sắt 320 triệu tấn tại Úc

Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) vừa mua thành công mỏ quặng sắt tại Úc trữ lượng 320 triệu tấn.

Theo đó, hợp đồng mua 100% cổ phần Dự án mỏ quặng sắt Roper Valley của Công ty con tại Úc thuộc Tập đoàn Hòa Phát vừa được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Liên bang Úc ("FIRB") chấp thuận phê duyệt.

Mỏ quặng sắt Roper Valley tại Australia. Ảnh: Tập đoàn Hoà Phát.

Mỏ quặng sắt Roper Valley tại Australia. Ảnh: Tập đoàn Hoà Phát.

Ước tính, mỏ quặng sắt Roper Valley có trữ lượng khoảng 320 triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm. Sau khi giao dịch hoàn tất, Hòa Phát là chủ sở hữu Dự án mỏ quặng “khủng” này.

Được biết, hiện Tập đoàn Hòa Phát đang tiếp tục nghiên cứu để đầu tư mua tiếp một số mỏ sắt mới tại Úc, nhằm đảm bảo về lâu dài nguồn cung ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt của Tập đoàn (tương đương 10 triệu tấn/năm).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang nghiên cứu để trong tương lai có thể sẽ mua một vài mỏ than luyện cốc của Úc nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng này.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Hòa Phát vừa diễn ra hồi cuối tháng 4, nhiều nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về việc doanh nghiệp có định mua mỏ quặng sắt ở Australia hay không.

Theo ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát, ban lãnh đạo tập đoàn đang nghiên cứu kỹ các phương án, trên tinh thần là việc mua mỏ quặng không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động sản xuất thép của tập đoàn nói chung mà bản thân mỏ quặng đó cũng phải có lãi.

Ông Long cho biết, nếu mua mỏ quặng có lãi thì doanh nghiệp sẽ làm. Hòa Phát không phải mua mỏ quặng sắt thì mới có nguyên liệu đầu vào bởi cung quặng sắt trên thế giới rất lớn. Hiện nay Hoà Phát thành lập bộ phận nghiên cứu để thương thảo mua mỏ quặng ở nước ngoài như Úc, Nam Phi...tối ưu hoá hệ sinh thái nhưng việc này phải có lợi chứ không phải bắt buộc phải mua.

Quặng sắt là đầu vào thiết yếu cho hoạt động sản xuất gang thép bằng lò cao, khác với lò hồ quang điện sử dụng nguyên liệu chính là thép phế liệu. Hòa Phát đang vận hành hai khu liên hợp sản xuất gang thép bằng lò cao ở Hải Dương và Dung Quất, tổng công suất khoảng 7,5 triệu tấn mỗi năm. Theo các chuyên gia trong ngành, để sản xuất 1 tấn thép bằng lò cao sẽ cần dùng khoảng 1,6 tấn quặng sắt.

Nhiều đại gia mạnh tay đầu tư dự án mỏ công suất lớn

Trên thế giới, cùng với diễn biến giá thép tăng mạnh, thời gian gầy đây giá quặng sắt thế giới cũng liên tục tăng và đã lập mức giá cao kỷ lục 233,10 USD/tấn trong tháng 5/2021.

Tuy nhiên, các chính sách kiểm soát giá của Trung Quốc đã khiến giá quặng sắt giảm vào cuối tháng. Mặc dù giá quặng sắt kỳ hạn đã giảm 17% kể từ ngày đạt mức giá cao nhất vào 12/5, nhưng chúng vẫn tăng 1,6% trong tháng.

Ngoài ra, nguồn cung quặng sắt thế giới vẫn khan hiếm nên giá mặt hàng này khó có thể giảm lâu dài.

Giá tăng và khan hiếm nguồn cung, nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty Trung Quốc đã tìm đến đầu tư tại các vùng mỏ tại Tây Phi, Australia hoặc kích hoạt lại những mỏ ngừng hoạt động từ những năm trước khi giá quặng sắt còn thấp.

Các công ty quặng sắt nhìn thấy cơ hội lớn trong bối cảnh thị trường hiện nay. Nhiều “ông lớn” khai thác quặng trên thế giới tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các dự án mỏ. Như tập đoàn Champion Iron, chủ mỏ quặng sắt Bloom Lake đã mạnh tay rót 488 triệu USD vào dự án này để tăng gấp đôi công suất hàng năm của mỏ lên 15 triệu tấn quặng sắt. Doanh nghiệp này cũng đã mua một mỏ quặng sắt khác gần đó để mở rộng quy mô.

Tại Việt Nam, ngoài các ông lớn như Hoà Phát, Vnsteel, Tổng Công ty khoáng sản KTV - Vimico, Gang thép Thái Nguyên, Gang thép Cao Bằng, nhiều đại gia sắt thép cũng đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư khai thác các dự án mỏ quặng sắt như Công ty Cổ phần Thép An Khang vừa đầu tư khai thác dự án mỏ sắt Suối Thâu tại Hà Giang.

Hiện doanh nghiệp này cũng đang tiếp tục xin cấp phép khai thác thêm các thân quặng khác gồm: thân quặng II, III, IV, V, VI mỏ sắt Suối Thâu, xã Minh Sơn; thân quặng VII, VIII của mỏ sắt Thâm Thiu, xã Giáp Trung…

Mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á có nguy cơ bị “khai tử”

Một thông tin gây nhiều chú ý gần đây liên quan đến mỏ quặng sắt lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam là mỏ quặng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) đang có nguy cơ bị “khai tử”.

Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Mỏ sắt Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh dù được phát hiện cách đây nửa thế kỷ nhưng chưa đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho đất nước. Trữ lượng của mỏ Thạch Khê đạt 544 triệu tấn, nằm ven biển cách Hà Tĩnh khoảng 7km. Đây là mỏ sắt xây dựng lớn nhất Đông Nam Á trữ lượng của nó chiếm đến phân nửa trữ lượng quặng sắt Việt Nam. Hàm lượng sắt trung bình cho toàn mỏ là 58%.

Năm 2007, Chính phủ ký quyết định cho phép khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Thế nhưng dự án mới được triển khai từ năm 2008 đến năm 2011 thì phải tạm dừng, đến nay đã hơn 1 thập kỷ.

Thời gian qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nhiều lần đề xuất dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê do còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thấy không khả thi, nếu tiếp tục khai thác sẽ ảnh hưởng các vấn đề về môi trường, gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn…

Tháng 2/2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị chấm dứt dự án. Đồng thời, sẽ thu hồi 980 ha đất khu vực mỏ để điều chỉnh quy hoạch phục vụ phát triển du lịch.

Tuy nhiên, Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê (thành viên của Vnsteel - chủ đầu tư dự án - cho rằng nếu đóng cửa mỏ thì chính quyền phải đền bù thỏa đáng cho nhà đầu tư.

Thanh Thư

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp